Trang chủ / Mẹ&Bé / Kinh Nghiệm Chữa Tắc Tia Sữa Hiệu Quả Tại Nhà Ai Cũng Làm Được

Kinh Nghiệm Chữa Tắc Tia Sữa Hiệu Quả Tại Nhà Ai Cũng Làm Được

Rate this post

Kinh Nghiệm Chữa Tắc Tia Sữa Hiệu Quả Tại Nhà

Hôm nay mình chia sẻ bài viết này với hy vọng những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nếu ko may bị tắc tia sữa biết cách chữa trị như thế nào cho đúng tránh tình trạng bị áp xe hay viêm nhiễm tuyến vú và đặc biệt tránh hao mòn tiền của cho những kẻ chuộc lợi trên nỗi đau của người khác.

Hiểu về phản xạ xuống sữa

Khi bé bú trực tiếp, miệng bé tiếp xúc trực tiếp ti mẹ, kích thích quầng vú. Não bộ sẽ tiết oxytocin giúp các nang sữa co thắt, tạo phản xạ xuống sữa. Mẹ sẽ có cảm giác tê tê ở ngực. Để tạo phản xạ này, 1 số mẹ chỉ cần nhìn hình con, nghe tiếng con khóc, ngửi mùi quần áo con đã mặc là đã chảy sữa. Nếu mẹ không làm được vậy thì sẽ phải massage vú.

Dấu hiệu của tắc tia sữa

Mẹ bị đau vùng nào đó của ngực, sờ thấy 1 khối căng hay nhiều khối lục cục. Vùng bị tắc có thể đỏ, đau. Mẹ có thể sốt, một số mẹ diễn tả mình như bị cảm (khả năng mẹ có viêm vú). Có thể sờ thấy cục cứng nổi lên, ấn đau, sữa giảm về số lượng và tia sữa thoát ra ít.

Những nguyên tắc chung:

– Mẹ cần thông tia càng nhanh càng tốt. Nếu bị tắc tia vào ban đêm, mẹ cố gắng thức để thông tia. Tất nhiên mệt thì nghỉ ngơi một tí, nhưng chữa thông tia là phải tích cực. Nếu không tắc tia sẽ không được chữa khỏi, lúc đó mẹ sẽ bị viêm vú, nặng hơn tiến triển thành áp xe.

Cho con bú hoặc hút tích cực, ít nhất mỗi 2 giờ Chườm ấm làm tan vùng tắc tia trên ngực.

Chườm lạnh giúp giảm đau khi quá đau Uống nhiều nước và dinh dưỡng đầy đủ để giúp mẹ tăng đề kháng, có thể dùng Vitamin C để tăng sức đề kháng Chữa tắc tia sữa bằng cách chườm ấm Mẹ cho nước nóng vào 1 cái tã bé hay dùng, vắt cho tã ráo, đặt mặt trong của tã áp vào nơi đang bị tắc.

Mẹ có thể dùng bình sữa, cho nước nóng vào, quấn xung quanh bình sữa bằng 1 cái khăn mỏng bắt đầu lăn lên nơi bị tắc tia. Ngâm mình và toàn bộ ngực vào trong bồn nước ấm.

Tắm nước vòi sen ấm: đứng dưới vòi sen, trực tiếp xịt lên vùng ngực bị tắc.

Lưu ý: không mặc áo ngực, không để quần áo hay ngón tay chèn vào các vị trí ống sữa Vắt sữa bằng tay: cách chữa tắc tia sữa có thể làm ngay được. Massage vê quầng vú như hình để tạo được phản xạ xuống sữa. Đặt các ngón tay ở rìa quầng vú. Tiến hành vắt theo các động tác: ẤN hướng ra sau BÓP THẢ tay

Bị tắc tia sữa là nỗi ám ảnh của những sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ. Tình trạng tắc tia sữa thường xảy ra khoảng 3 tháng đầu sau khi sinh. Trường hợp ngực đau nhức, bầu ngực nổi cục, sốt, chị Linh dùng khăn sạch bọc một viên đá lạnh để chườm. Tuyệt đối không chườm nóng, vì càng kích thích tuyến sữa về làm tình trạng tệ hơn.

Sau đó, chị massage ngực theo chiều kim đồng hồ, dùng tay bóp nhẹ đầu ti cho sữa ra. Tiếp đến sử dụng máy vắt sữa ở chế độ nhỏ nhất, rồi tăng cấp độ lên nếu sữa ra nhỏ giọt.

“Cứ 1,2 tiếng, tôi lại vắt một lần, mỗi lần khoảng 20 đến 30 phút. Duy trì một vài ngày như thế, tôi bớt đau và đỡ sốt hẳn. Bác sĩ cũng kê cho tôi một loại thuốc kháng viêm và dặn những lúc ngực căng đau thì uống”, chị Linh chia sẻ.

Trong trường hợp, đầu ngực có mảng cứng do vệ sinh không sạch, chị Linh dùng khăn ấm lau thật sạch đầu ti rồi cạy hết mảng trắng. Sau đó dùng tay nặn sữa, khi thấy một hai tia sữa phun ra tức là tia sữa đã được thông. Chị Linh cũng lưu ý, cần phải xử lý ngay khi có hiện tượng tắc tia sữa vì để lâu sẽ dẫn đến viêm hoặc áp xe ngực.

Sau khi cho con bú hoặc vắt sữa, các mẹ nên dành 10 phút để massage 2 bầu ngực. Một tay đỡ bầu ngực, tay còn tại massage, sau đó dùng ngón cái dây từ bầu ngực xuống núm ti lần lượt theo đường thẳng.

Ngoài ra, chị Linh cũng tham khảo một số cách dân gian như uống nước lá bồ công anh hàng ngày. Tuy nhiên, chị Linh cũng khuyên nên tìm gặp bác sĩ khi gặp các vấn đề này.

Các nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa

Sau khi sinh, mẹ không biết cách day đều bầu vú để thông tia sữa.
Mẹ bị cảm, bị nhiễm lạnh làm cho sữa khó lưu thông.
Khi bé bú xong, do bé không bú hết, mẹ không vắt bỏ sữa thừa khiến sữa ứ đọng lâu ngày khiến sữa bị ôi, tắc và ung nhũ. Đây là nguyên nhân gây tắc sữa sau khi sinh phổ biến và thường gặp nhất.
Tinh thần không thoải mái, buồn bã, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa bị ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý và ăn uống thất thường cũng có thể gây sưng đau vú, làm trì trệ việc sản xuất sữa.
Sau khi bú xong mẹ không vệ sinh núm vú đúng cách làm phát sinh vi khuẩn, vi khuẩn xâm nhập từ đầu vú vào ống sữa rồi gây tắc tia sữa và viêm tuyến sữa

Cách massage thông tia sữa

Bước 1: Dùng đầu ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa vuốt nhẹ theo động mạch tuyến vú. Động tác này sẽ giúp cho tuyến vú giảm tắc nghẽn
Bước 2: Ở quầng vú, mẹ tiếp tục dùng 3 đầu ngón tay xoay tròn quanh 4 vòng. Khi thực hiện động tác có thể vừa xoay tròn vừa đổi chiều xoay liên tục. Bước này sẽ giúp cho quầng vú mềm và bé sẽ dễ dàng bú mẹ hơn
Bước 3: Ở đầu vú, dùng 3 đầu ngón tay chụm lại, túm và kéo nhẹ đầu vú ra ngoài. Thực hiện động tác này sẽ giúp tăng cường phản xạ tiết sữa khi bé bú.

Bước 4: Mẹ đặt một bàn tay đỡ bầu vú theo hình chữ C, dùng lực ở tay rung nhẹ bầu vú, sau đó từ từ tăng dần tốc độ và độ rung từ nhẹ đến mạnh. Bên cạnh đó, dùng ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa của tay còn lại đặt lên quầng vú và thực hiện massage nhẹ nhàng. Bước này sẽ giúp làm giảm tích tụ cặn sữa
Bước 5: Đặt một tay bên ngoài phạm vi quầng vú, dùng 2 ngón tay cái và ngón trỏ ép xuống theo chiều dọc. Tay còn lại vuốt theo hướng của tuyến sữa từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên để giúp làm mềm quầng vú đồng thời giảm dần sự chai cứng ở các mô.

Bước 6: Một tay xoa bóp bầu vú và quầng vú, tay còn lại mẹ ấn nhẹ và kéo đầu vú ra. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng núm vú bị ngắn hoặc bị thụt vào bên trong

Lưu ý trước khi massage thông tắc tia sữa

Khi massage mẹ cần phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng gel tiệt trùng hoặc xà bông.
Khi massage mẹ không được dùng bất kỳ loại dầu massage nào bởi có thể gây ra nguy hiểm cho bé khi bú.
Thực hiện động tác massage nhẹ nhàng, tránh những động tác xoa bóp mạnh, ấn sâu.
Phòng chống tắc tia sữa
Luôn vệ sinh ngực sạch sẽ và đúng cách, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Mẹ nên dùng khăn mềm và sạch, nhúng nước ấm để lau đầu vú và các kẽ trên đầu vú ngay trước và sau khi bé bú.
Trước và sau khi cho bé bú cần lau sạch đầu vú, nếu bé bú không hết vắt hết sữa thừa để tránh trường hợp sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.
Mẹ nên cho con bú thường xuyên, tránh để cữ bú quá lâu (6 giờ đồng hồ trở lên) khiến sữa dễ đọng và bị tắc.
Mẹ cho bé bú đúng cách, đảm bảo con ngậm đúng khớp ngậm

Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa tắc tia sữa hiệu quả dễ làm tại nhà

Nguyên Nhân Tắc Tia Sữa Để Phòng Tránh

cách chữa tia sữa đơn giản và hiệu quả tại nhà ai cũng làm được

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *