Trang chủ / Mẹ&Bé / Hướng dẫn cách chữa tắc tia sữa hiệu quả dễ làm tại nhà

Hướng dẫn cách chữa tắc tia sữa hiệu quả dễ làm tại nhà

Rate this post

Hướng dẫn cách chữa tắc tia sữa hiệu quả dễ làm tại nhà

Dưới đây là những cách chữa tắc tia sữa cho mẹ vừa đơn giản lại hiệu quả cao. Chị em làm ngay kẻo con khát sữa, không lớn được.

Chào các mẹ sắp sinh. Em có chút kinh nghiệm muốn chia sẻ với các mẹ. Cuối năm vừa rồi em sinh bé Mon nhưng phải đẻ mổ, mà sinh con xong em bị tắc tia sữa rõ khổ. Con thì khóc đòi sữa mà mẹ thì đau không chịu nổi cương cứng hết cả bầu vú, bóp vào thì đau chảy cả nước mắt ấy. Chồng em thấy thế thì gọi về hỏi mẹ, mẹ bày cho vài phương pháp dân gian, sử dụng các phương pháp dân gian chữa tắc tia sữa cực hiệu quả. 2 vợ chồng mới làm theo và may sao em hết tắc, sữa chảy về ào ào, nhiều lúc con bú không kịp ấy. Thế nên, em đăng lên đây, các mẹ lưu vào sổ tay để nhỡ có cần thì dùng nè.

1. Gừng trộn rượu trắng

– Mẹ dùng 0.5 kg gừng tươi giã hoặc xay nhuyễn trộn với rượu trắng thành 1 hỗn hợp như hồ đặc.

– Sau đó, mẹ trét hỗn hợp trên lên một chiệc khăn sạch rồi phủ thêm 1 lớp khăn xô vào đắp lên bầu vú bị tắc. (Không trùm lên núm vú).

– Mẹ mặc ngược áo khoắc hoặc đắp chăn lên vùng ngực. Nằm yên 30 phút – 1 tiếng.

– Sau cùng, mẹ lấy khăn ấm lau sạch bầu ngực rồi lấy lược răng to chải từ trên bầu ngực xuống (bé trai 7 lần, gái 9 lần).

– Nếu vẫn còn tắc thì làm tiếp cho tới khi sữa phun ra là được.

2. Hạt gấc + rượu trắng và lá mít

– Hạt quả gấc mài ra, hòa thêm chút rượu trắng tạo hỗn hợp sệt

– Mẹ đem bôi lên ngực từ trên xuống, vừa bôi vừa vuốt nhẹ nhàng.

– Sau đó, lấy lá mít đã rửa sạch, vò nát, nhúng lược vào rồi chải xuôi theo ngực.

– Cuối cùng, dùng khăn mặt nhúng nước thật nóng, vắt khô và chườm lên bầu ngực kết hợp xoa hoặc day để làm thông thoáng tia sữa.

3. Xôi nếp

Mẹ nấu hoặc mua xôi nếp nóng hổi và đó bọc lại vào trong hai khăn vải mềm rồi chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ ‘thông’ và về đều cả hai bên

4. Lá bắp cải

– Đầu tiên, các mẹ mua cây bắp cải về, tách lấy từng lá, rửa sạch đi để ráo nước, có thể cắt bỏ bớt phần lá mềm đi, chỉ để lại phần cọng cứng thôi.

– Dùng phần cọng cứng của lá bắp cải hơ lửa cho thật nóng (càng nóng càng tốt)

– Mẹ đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn, nếu sợ nóng quá thì để vài ba lớp cũng được. Sau đó đặt cọng cứng bắp cải đã hơ nóng lên chỗ bị tắc sữa dùng tay day thật mạnh.

– Khi lá bắp cải bớt nóng, hơ tiếp lá khác đắp lên đến khi sữa chảy ra.

– Hoặc mẹ có thể dùng cách: quấn lá quanh đầu ngực, nhớ để hở đầu ti nhé. Thay lá 30 phút/lần, khi sữa bắt đầu chảy thì ngưng.

5. Đắp hành tím

Đây là phương pháp dân gian chữa tắc tia sữa đơn giản nhất. Các mẹ lấy củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.

Cách phòng tắc tia sữa mẹ nên nắm rõ

– Luôn vệ sinh ngực sạch sẽ và đúng cách. Mẹ nên dùng khăn mềm và sạch, nhúng nước ấm để lau đầu vú và các kẽ trên đầu vú ngay trước và sau khi bé bú.

– Nếu bé bú không hết, hãy vắt hết sữa thừa, tránh trường hợp sữa đọng lại dễ vón cục dẫn đến tắc tia sữa.

– Cho con bú thường xuyên, từ 10 – 12 lần/ngày, tránh để cữ bú quá lâu (6 giờ đồng hồ trở lên) khiến sữa dễ đọng và bít tắc.

– Cho bé bú cả hai vú, bú 15 phút ở vú này xong chuyển qua vú kia, đảm bảo con ngậm đúng khớp ngậm.

– Thay đổi tư thế bú để tăng tiết sữa

– Mẹ nên ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để tránh mất sức, căng thẳng

– Không nên ăn quá nhiều gia vị cay, uống thức uống có cồn, caffein làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

– Trường hợp tắc tia sữa nặng, mẹ đau nhức và sốt cao, có thể bị áp-xe, chảy mủ, viêm xơ vú,… thì cần lập tức đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Thực phẩm cần tránh khi cho con bú

Vừa ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày trong thời gian cho con bú vừa ảnh hưởng rất lớn đến hương vị cũng như chất lượng sữa. Nếu còn chưa biết mẹ cho con bú không nên ăn gì thì đây là 17 loại thực phẩm sản phụ nên đặc biệt cân nhắc không nên dùng trong giai đoạn này nhé!

Các thực phẩm chứa caffeine, cồn và nicotine, gây dị ứng hoặc làm tắc sữa là những thứ cần tránh tối đa nếu bạn đang thắc mắc mẹ cho con bú không nên ăn gì. Bởi chúng có thể xâm nhập cơ thể bé qua sữa mẹ, làm bé khó chịu, mất ngủ hoặc tệ hơn là ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ sau khi sinh.

Mẹ cho con bú nên kiêng ăn gì?
Đồ ăn nhanh

Nghiên cứu tháng 11/2010 của tạp chí Dinh dưỡng chuyên khoa Châu Âu cho thấy, trong thời gian cho co bú, nếu mẹ tiêu thụ hơn 4,5 gram chất béo chuyển hóa, loại thường thấy trong thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh…, bé con có nguy cơ béo phì tăng gấp 2 lần so với những đứa trẻ khác.

Bông cải xanh

Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn bông cải xanh, súp lơ hoặc loại rau gây đầy hơi có thể làm bé cung bị ngứa ngáy, trướng bụng. Tuy nhiên, tình trạng này không xảy ra với tất cả mọi người.

Tốt nhất, nếu nghi ngờ bông cải xanh là thủ phạm, mẹ có thể ngừng ăn vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé có tiến triển tốt hơn không. Không nên ngưng hoàn toàn mà nên ăn lượng nhỏ từ từ để xem phản ứng của bé vì đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe.

Bông cải xanh rất tốt nhưng mẹ cho con bú cần lưu ý khi ăn, đặc biệt là ăn sống

Nếu có thể, mẹ nên hấp sơ thay vì ăn sống, sẽ giúp cải thiện chứng đầy hơi của bé.

Thực phẩm nhiều gia vị

Tuy không ảnh hưởng đến chất và lượng sữa mẹ, nhưng những loại thực phẩm này có thể tác động đến hương vị sữa trong khoảng 8 giờ.

Một số bé nhạy cảm có thể sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc khi phát hiện mùi lạ trong sữa. Tốt nhất, khi thắc mắc đang cho con bú không nên ăn gì, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để biết được những loại gia vị nào sẽ an toàn khi cho con bú.

Cá không khiến trẻ khó chịu khóc quấy hay trướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của bạn. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần.

Năm loại “cá” thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá bạn nên tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

Bạc hà

Trà bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé. Do trong bạc hà có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của bạn. Điều này đã được các chuyên gia thảo dược xác nhận.

Rau mùi tây

Rau mùi tây cũng là một thảo dược cùng họ với bạc hà, nên cũng có thể giảm lượng sữa của bạn khi được tiêu thụ số lượng lớn. Nếu bạn hay dùng thuốc nam, hãy kiểm tra kỹ để bảo đảm không tiêu thụ một lượng đáng kể rau mùi tây.

Tuy nhiên, nếu chỉ trang trí bữa ăn bằng vài cọng mùi tây, hoặc thỉnh thoảng làm một tô rau trộn thì không sao cả.

Lá lốt

Giống bạc hà và mùi tây, lá lốt cũng có thể gây mất sữa hoặc giảm khả năng tiết sữa. Bạn nên hạn chế dùng loại rau này nếu không muốn sữa “lặn mất tăm”.

Mẹ bầu không nên ăn thực phẩm gây dị ứng
Các sản phẩm bơ sữa

Nhiều trẻ không thể dung nạp sữa bò các loại. Khi bạn tiêu thụ các thực phẩm làm từ bơ sữa (yogurt, kem và phô mai), các tác nhân gây dị ứng đó có thể theo vào bầu sữa của bạn.

Nó gây những triệu chứng dị ứng hoặc nhạy cảm với bơ sữa của bé như đau bụng và ói, không ngủ được và chàm. Thâm chí còn gây các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước.

Bạn có thể thử ngưng sử dụng các sản phẩm làm từ bơ sữa từ 2-3 tuần để kiểm tra. Một số trẻ cũng có thể dị ứng với cả sữa dê hoặc sữa cừu. Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ đồng thời phản ứng với cả thịt bò trong chế độ ăn của người mẹ.

Lúa mì

Nếu bạn ăn một miếng sandwich hoặc đĩa mì ống trước khi cho bú sau đó khiến bé xuất hiện các triệu chứng như khóc liên tục, tỏ vẻ đau đớn, hay đi cầu ra máu, có thể lúa mì là nguyên nhân.

Để kiểm tra do dị ứng hay nhạy cảm, bạn hãy bỏ thức phẩm có lúa mì ra khỏi khẩu phần ăn từ 2-3 tuần. Nếu các triệu chứng của bé có cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể sẽ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì.

Nếu triệu chứng của bé vẫn không cải thiện, hãy thử loại trừ những thực phẩm nghi ngờ khác từng món một để tìm ra nguyên nhân.

Các loại hải sản có vỏ cứng

Theo các chuyên gia, nếu người trong gia đình có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, khả năng trẻ sơ sinh dị ứng với thực phẩm đó cũng cao và sớm hơn.

Nói một cách khác, nếu cha của đứa trẻ bị dị ứng với hải sản có vỏ nhưng bạn không có vấn đề gì với tôm và cua, rất có thể bạn sẽ phải “nhịn” loại thực phẩm này trong suốt khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Đậu phộng

Nếu gia đình bạn có thành viên dị ứng với thực phẩm, bạn nên thận trọng trước khi thêm các sản phẩm làm từ đậu phộng (lạc) hay các loại hạt vào khẩu phần ăn của mình.

Hãy chú ý trong trường hợp bạn ăn thực phẩm làm từ đậu phộng và con bạn có triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng, như nổi mẫn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè. Tuy nhiên, một số bé lại không thể hiện triệu chứng khi bị dị ứng với đậu phộng.

Đậu nành

Nhiều trẻ không dung nạp được bơ sữa cũng thể hiện triệu chứng tương tự khi bị dị ứng với đậu nành. Nếu nghi ngờ đậu nành có thể là nguyên nhân gây rắc rối cho bé, hãy xem xét loại đậu nành mà bạn tiêu thụ.

Các dạng chế biến của đậu nành thành dạng thanh hay dạng uống có thể kích hoạt cơ chế nhạy cảm của cơ thế bé. Các thực phẩm được chế biến bằng đậu nành lên men có thể được cơ thể bé chấp nhận hơn.

Trứng

Dị ứng với trứng (thường là do nhạy cảm với lòng trắng trứng) khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn.

Cách để các bà mẹ đang cho con bú có thể áp dụng là loại trừ tất cả các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ra khỏi thực đơn (bơ sữa, đậu nành, lòng trắng trứng, lúa mì, đậu phộng và các loại hạt, các loại hải sản có vỏ).

Sau hai tuần, có thể ăn lại dần dần từng loại thực phẩm dễ gây dị ứng nói trên cách quãng thời gian là 4 ngày để theo dõi triệu chứng của trẻ.

Đang cho con bú nên tránh thức uống chứa cồn và caffein
Chất cồn

Theo Viện Nhi khoa của Mỹ, thói quen uống rượu nhiều hoặc không điều độ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: mơ màng, ngủ quá nhiều, yếu ớt, trẻ tăng cân bất thường, cũng như có thể bị giảm phản xạ tiết sữa của người mẹ.

Đây là thứ thuộc top đầu những thực phẩm không nên ăn khi cho con bú. Nếu bạn cần giảm stress trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, hãy thử tắm thư giãn, dùng một tách trà hoa cúc hoặc mát-xa.

Cà phê

Nếu bạn thắc mắc phụ nữ sau sinh kiêng ăn gì thì cà phê là câu trả lời đầu tiên. 1% lượng caffein mẹ tiêu thụ sẽ tồn đọng trong sữa mẹ và truyền sang cho bé cưng trong quá trình cho con bú.

Lượng caffein này sẽ tích tụ trong cơ thể bé, bởi trẻ sơ sinh vẫn chưa có khả năng bài tiết caffein. Bé có thể bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí mất ngủ nếu có nhiều caffein trong cơ thể.

Ngoài cà phê, mẹ cũng nên hạn chế trà, nước ngọt có ga, chocolate… Tuy không quá nhiều nhưng lượng caffein trong những thực phẩm này cũng khá đáng kể.

Phụ nữ cho con bú không nên ăn trái cây gì?
Trái cây họ cam

Chứa nhiều vitamin C và những khoáng chất có lợi cho sức khỏe, cam và họ hàng nhà cam là loại trái cây cực tốt cho các mẹ mới sinh. Nó cũng cần được bổ sung vào thực đơn cho mẹ sau sinh mổ.

Tuy nhiên, với một số trẻ có cơ địa mẫn cảm, một số thành phần trong cam có thể gây ngứa thời gian dài, làm bé quấy khóc, nôn mửa, hoặc nổi mẫn đỏ trên da.

Nếu nhận thấy con có những triệu chứng trên, mẹ có thể cắt giảm bớt lượng thực phẩm này trong thực đơn của mình. Chờ đến khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn, mẹ có thể dùng cam khi cần tìm một loại thực phẩm cho câu hỏi ăn gì để nhiều sữa?

Bắp (ngô)

Dị ứng với bắp cũng khá phổ biến, nhưng lại rất khó xác định. Bạn nên ghi lại cẩn thận chi tiết khẩu phần ăn của mình thật cụ thể (ví dụ thay vì ghi bim bim thì hãy ghi cụ thể là bim bim bắp) và bất kỳ triệu chứng dị ứng nào mà bé thể hiện trong ngày hôm đó.

Nếu phát hiện các cơn đau bụng hoặc khoảng thời gian bé khóc tăng cao sau khi bạn dùng những thực phẩm làm từ bắp, có lẽ bạn cần phải kiêng món này.

Sữa mẹ luôn là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên sẽ có nhiều thứ thực phẩm không tốt cho bé lại có thể xâm nhập vào cơ thể bé khi mẹ ăn uống qua đường sữa mẹ. Vì vậy khi cho con bú, thai phụ cần tìm hiểu mẹ cho con bú không nên ăn gì để kiêng cữ tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé cưng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa tắc tia sữa hiệu quả dễ làm tại nhà

Nguyên Nhân Tắc Tia Sữa Để Phòng Tránh

cách chữa tia sữa đơn giản và hiệu quả tại nhà ai cũng làm được

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *