Công dụng và tác dụng chữa bệnh của Bách Hợp được dùng làm thuốc chữa Giảm ho, ho ra máu, ho khan hoặc ho có đờm, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược và chữa đau ngực (Thân hành)
Cây Bách Hợp còn có tên gọi khác là Tỏi trời, Tỏi rừng, Sluốn phạ, Khẻo ma (Tày), Kíp pá (Thái), Cà ngái dòi (Dao)
Giới thiêu về cây Bách Hợp
Bách hợp là một loại cỏ nhỏ cao độ 60-90cm, mọc hoang ở rừng và sống lâu năm, có dò. Lá mọc so le hình mác, nhẵn, dài 2-15cm, rộng 0,5- 3,5cm.
Hoa đầu cành gồm 2-6 hoa lớn, hình loa kèn dài 14-16cm, miệng có 6 cánh màu trắng hay hơi hồng, cuống dài 3-4cm.
Quả nang dài 5-6cm, mở theo 3 van. Hạt rất nhiều, xếp thành chồng, hình trái xoan, đường kính 1cm hay hơn
Cây bách hợp là loại cây thân thảo, mọc tự nhiên cao khoảng 0,5-1 m, sống lâu năm.
Cây bách hợp có hình dáng giống hoa loa kèn. Thân hành to màu trắng đục có khi phớt hồng, gần hình cầu, vẩy nhẵn và dễ gãy.
Lá cây mọc so le, hình mác thuôn dài 2-15 cm, mép nguyên, rộng 3,5 cm.
Hoa bách hợp có màu trắng, vàng, đỏ, có khi màu hồng nhạt. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 2-6 hoa to hình loa kèn dài 14-16 cm. Mỗi bông gồm 6 cánh hoa.
Quả nang dài 5-6 cm, có 3 ngăn, chứa nhiều hạt nhỏ hình trái xoan.
Củ bách hợp có vỏ ngoài màu trắng ngả vàng. Người dân địa phương thường thái lát mỏng, đem phơi khô cho dễ bảo quản và dùng dần.
Loài cây này mọc hoang ở vùng núi cao trên 1.000 m. Cây ra hoa vào tháng 5-7, có quả vào tháng 8-10. Ở nước ta, cây bách hợp phân bố tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Kon Tum.
Công dụng và tác dụng chữa bệnh của Bách Hợp
Vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc bổ, thuốc chữa ho, ho có đờm, các chứng viêm khí quản, thổ huyết. Còn có tác dụng chữa sốt, thần kinh suy nhược. Ngày dùng 1-30g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
Theo tài liệu cổ bách hợp vị đắng, tính hơi hàn, vào 2 kinh tâm và phế. Còn có tác dụng nhuận phế, trừ ho, định tâm, an thần, thanh nhiệt lợi tiểu. Dùng chữa ho lao thổ huyết, hư phiền hồi hộp, tim đập mạnh, phù, thũng. Những người trúng hàn không dùng được.
Một số bài thuốc có bách hợp
Chữa các triệu trứng đau ngực, thổ huyết: Bách hợp giã tươi lấy nước uống.
Chữa viêm phế quản, các chứng ho: Bách hợp 30g, mạch môn đông 10g, bách bộ 8g, thiên môn đông 10g tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g, nước 1000ml. sắc còn 400ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Cách dùng cây bách hợp chữa viêm phế quản, điều trị ho, lao phổi
Bách hợp 30g, Mạch môn 10g, Bạch bộ 8g, Thiên môn10g, Tang bạch bì 12g, Ý dĩ nhân 15g, Sắc với nước 1 lít nước. Đến khi còn 400ml thì tắt bếp, chia ra và uống 3 lần trong ngày.
Cách sử dụng cây bách hợp điều trị mất ngủ
Bách hợp 30g, hạt sen 30g, ngải cứu tươi 40g. Tất cả đem rửa sạch hấp với thịt lợn và ăn trong ngày. Thực hiện khoảng 3-4 bữa/tuần sẽ giúp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả.
Dùng để sắc nấu cây bách hợp dưỡng tâm, điều trị hồi hộp, tim đập mạnh
Bách hợp 30g, chi mẫu 20g, hoa hòe 10g sắc với 1 lít nước và uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng ít ngất 1 tuần sẽ giúp an thần, tĩnh tâm và thoát khỏi tình trạng lo lắng, hồi hộp.
Cách nấu uống cây bách hợp chữa tiểu khó
Bách hợp 12g, mạch môn đông 12g, bạch thược 10g, cam thảo 8g, mộc thông 8g, sắc uống với 600ml nước. Đến khi cạn còn 300ml nước thì bắc ra và uống trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày liên tiếp sẽ thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
Cách dùng cây bách hợp trị mụn nhọt sưng đau
Bách hợp 12g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, sắc uống với nước trong ngày. Uống liên tiếp cho đến khi mụn nhọt biến mất. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng thêm bách hợp tươi kết hợp với vài hạt muối, giã nát, đắp vào mụn nhọt sẽ nhanh khỏi.
Chú ý:
Đừng nhầm cây bách hợp với cây tỏi voi hay loa kèn đỏ Amaryllis belladona Sw, họ Thuỷ tiên Amaryilidaceae (1) có tép to, mỏng uống vào dễ bị nôn.