Trang chủ / Dược Liệu / Cây Giống Dược Liệu / Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Tỳ bà
Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Tỳ bà

Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Tỳ bà

Rate this post

Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Tỳ bà dùng để chữa Ho, tiêu đờm, ỉa chảy, nôn, kích thích tiêu hoá (Lá).

Cây Tỳ bà còn có tên gọi khác là Tì bà, Tỳ bà, Nhót tây, Sơn trà nhật bản, Phì phàCông dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Tỳ bà

Giới thiệu mô tả về cây Tỳ bà

Cây nhỡ, cao 5 – 7 m. Cành non có nhiều lông.

Lá mọc đối, phiến dai, hình mác rộng, dài 12 – 30 cm. rộng 4 – 8 cm, gốc và đầu thuôn, mặt trên nhẵn bóng. mặt dưới phủ một lớp lông dày, mép khía răng thưa ở nửa phía trên, cuống ngắn và dày, có lông; lá kèm hình mác, có lông rậm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùy hình tháp; lá bắc hình mác nhọn; lá bắc con hình bầu dục, đầu tù, hoa nhiều màu trắng, dài có ống rất ngắn, loe rộng, phủ đầy lông, cánh hoa có móng hình tròn, nhị 20, ngắn hơn cánh hoa, chỉ nhị loe ở gốc; bầu có lông, chia 5 ô.

Quả nạc hình trứng hoặc gần hình cầu, hơi có lông mềm, khi chín màu vàng, hạt to, 1 – 5, hình trứng.

Mùa hoa: tháng 9 – 1; mùa quả: tháng 2 – 4.

Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Tỳ bà

Tác dụng bình suyễn:

Dạng chiết bằng ethyl acetat của lá tì bà với nồng độ 5 x 10-2 g/ml có tác dụng ức chế sự co thắt khí quản cô lập chuột lang do histamin gây nên.

Tác dụng lợi đờm:

Dịch chiết bằng cồn và dịch chiết bằng ethyl acetat của lá dùng với liều 0,5 ml cho một chuột, bơm thẳng vào dạ dày chuột nhắt trắng có tác dụng tăng cường sự bài tiết phenolsulfonphthalin ở đường hô hấp, điều đó chứng tỏ thuốc có tác dụng lợi đờm.

Tác dụng chống viêm:

Dạng chiết bằng cồn ethanol từ lá tì bà trên mô hình gây phù thực nghiệm bằng carragenin ở chuột cống trắng có tác dụng ức chế phù rõ rệt, thành phần có tác dụng được xác định là 2α. – hydroxyoleanolic acid – methyl ester (Sơn Điền – Nhật Bản).

Tác dụng kháng khuẩn:

Nước sắc lá tì bà thí nghiệm trên ống kính có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus.

Tính vị, công năng của cây Tỳ Bà

Lá tì bà có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh phế và Vị có tác dụng thanh phế, hoà vị, giáng khí, hóa đờm.

Công dụng của cây

Lá tì bà được dùng chữa phế nhiệt Sinh ho, ho khan, ho có đờm, khô cổ khản tiếng, ho ra máu, chảy máu cam, dạ dày nóng (vị nhiệt), nôn.

Liều lượng: 10- 20g/ngày. Sắc nước uống thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác như tiền hồ. tang diệp, chữa ho phong nhiệt, Với đạm trúc diệp, chữa khản tiếng.

Theo tài liệu nước ngoài, lá tì ba con được dùng chữa viêm phế quản mạn tính. Lá giã nát đắp ngoài chữa mụn nhọt, chảy máu cam. Nước ép từ Vỏ thân tỳ bà có tác dụng cẩm nôn.

Quả tì bà ăn sống có tác dụng giải khát, tiêu đờm, chống buồn nôn.

Các Bài thuốc có sử dụng tỳ bà

Chữa ho, viêm họng:

Lá tì bà 20g, khoản đông hoa 10g, Cam thảo 5g. Nước 600 ml. Sắc còn 200 ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa phế nhiệt, kho khan lâu ngày:

Lá tì bà 12g, mạch môn, vỏ rễ dâu, thiên môn. sinh địa, mỗi vị 10g. Sắc nước uống.

Chữa viêm phế quản mãn tính:

Lá tì bà 2g, hoàng kỳ, trần bì mỗi vị 1,5g, phụ tử, bạch thược, cam thảo (chích) mỗi vị 1,0g; nhục quế. can khương mỗi vị 1,0g. Tất cả nghiền thành bột, chế thành viên hoàn, chia làm 2 lần uống trong ngày (Trung dược từ hải – Trung Quốc).

Xem thêm các loại dược liệu quý khác TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *