Trang chủ / Sức Khỏe / CHUYỆN HÓA VÀNG MÃ – Bác Hùng Y

CHUYỆN HÓA VÀNG MÃ – Bác Hùng Y

5/5 - (1 bình chọn)

CHUYỆN HÓA VÀNG MÃ – Bác Hùng Y

(Bài cũ tháng 7/2016 đăng lại)
Trong một lần làm lễ cầu siêu, cho các anh hùng liệt sỹ, Tại chùa Cam Lộ – quảng Trị, tôi được ngồi với 5 vị Hòa thượng. Nói về vấn đề này, các hòa thượng chê dân Bắc, mê tín dị đoan, rốt nát, hóa vàng mã quá nhiều, người âm dùng gì đến ba cái đồ ba láp đó…
Tôi hỏi: Các thầy có còn mẹ không ?
Có người nói mẹ 85, người nói mẹ 93 tuổi.
Hỏi: Tết các thầy có về thăm mẹ không ?
TL: Có chứ, có về thăm, mẹ vui lắm, mua cả quà cho mẹ và biếu mẹ tiền nữa. Bà khoe khắp xóm, ai đến cũng khoe, cũng kể, con về chơi cho nhiều quà, cho nhiều tiền.
Hỏi tiếp: Mẹ thầy có tiêu được tiền không ? có ăn được hết quà của thầy Không ?
TL: Biếu cho bà vui vậy thôi, bánh kẹo bà gặp ai, cho đó, tiền có khi các cháu nhà mình không cho, lại đi cho linh tinh, hàng xóm, mấy đứa khéo nịnh.
Hỏi: Biết vậy sao vẫn biếu quà, biếu tiền có lãng phí không ?
Các thầy mắng té tát; Mất chút tiền cho mẹ, cha vui, sao gọi là lãng phí được.
Ta biếu chút quà cho linh hồn tổ tiên vui, cho bằng bạn bằng bè, vì nhà nào cũng hóa, cũng đốt, thì sao thày lại mắng là ngu.
.
CHUYỆN 2:
Một lần được nói chuyện với Bụt, tôi hỏi: Có phải Ngài ngăn cấm chuyện hóa vàng mã cho người âm không ?
Bụt kể lại câu chuyện;
– Có lần Ta đang nói chuyện bên ngoài thành La Vệ, thì có một đoàn người vào xin gặp. Người trưởng đoàn có nói:
– Thưa ông ! được biết ông là người đã giác ngộ, hiểu biết tất cả mọi việc trên thế gian này. Nay có việc khó xin Ông giải quyết giúp. Số là chúng tôi đi qua đất nước Ấn Độ của Ông. Thật không may, trong hơn 1 tháng qua, có mấy người trong đoàn vì bạo bệnh mà lần lượt qua đời. Thông lệ của đất nước Ai Cập chúng tôi, người chết, khi chôn, phải chôn theo quần áo, vật dụng, đồ dùng để về thế giới bên kia có thể sử dụng được ngay. Quần, áo, đồ dùng cá nhân, của người đó thì không vấn đề gì. Nhưng nồi, niêu, bình đựng sữa, chúng tôi mang theo có hạn, mà đã phải chôn theo mấy người trước rồi. Nếu chôn theo tiếp, đoàn sẽ không có cái mà sử dụng.
– Việc thứ 2; phong tục chúng tôi là chôn xuống đất, nhưng hiện đứng trên đất nước của các Ngài lại là đốt xác, rồi thả cho trôi sông. Vậy nên chúng tôi nên làm thế nào, để cho đúng luật, phong tục tập quán chúng tôi, và không trái với các phong tục, tập quán, Ấn Độ các ngài. Vì việc đưa xác quay ngược lại nước tôi là không thể.
– Ta có trả lời họ thế này:
Các xác thân, sau khi chôn cất, rồi cũng thối rữa, chỉ còn lại bộ xương. Thời gian, rồi bộ xương ấy cũng hòa tan vào cát bụi. Vậy việc chôn theo nồi đồng, bình gốm, làm cho người chết khó nhận, mà mang đi được. Vậy sao các ông không làm các vận dụng đó bằng gỗ, rồi hóa cũng với thân xác của họ, để linh hồn, của các vật dụng đó, tan ra, và về với họ luôn được không.
Ở đây thân xác được hóa, rồi thả phần còn lại xuống sông, các ông có thể hóa, rồi gói phần xương cốt còn lại, mang theo, khi quay về, có thể chôn cất lại, cho đúng luật lệ của các ông.
Còn việc hóa tiền vàng, vật dụng bằng giấy, của người phương Đông, ta không biết vì thời đó chưa có phong tục đó.
– Ta hỏi người; Ta có thể cấm việc mà ta không biết, hoặc nó chưa xẩy ra được không ? Nhà có 5 anh em, lớn lên cùng một ngôi nhà, cùng cha, cùng mẹ. Vậy mà khi lớn lên, lấy vợ, lấy chồng, mỗi nhà lại có cách sinh hoạt ăn uống khác nhau. Người anh, không thể đến nhà người em để ra lệnh; vợ chồng chú phải như nhà anh. Người em cũng không thể đến nhà anh trai, mắng chị dâu; nấu ăn, bầy biện, sống, sinh hoạt không giống cha mẹ mình. Mỗi nhà đã hình thành một văn hóa riêng, thì mỗi vùng miền, mỗi quốc gia cũng vậy. Đâu có phải là Bậc trên cao thì có quyền can thiệp; Cấm điều này, cho phép điều kia.
Các con hãy kiểm tra lại điều này:
Nhiều đệ tử hỏi ta: làm sao để người đời sau, tin vào các bài giảng của ta. Ta đã khuyên rất rõ: Khi bắt đầu câu chuyện, hãy bắt đầu bằng câu “Ta từng ghe một thuở như vầy” không khẳng định hay chúng minh, bất cứ điều gì. Mọi sự tùy duyên, tùy hoàn cảnh mà NGỘ.
Bản thân ta, khi các đệ tử hỏi, tất cả các vấn đề, ta đều kể cho họ một câu chuyện đời xưa, hay kiếp trước, để giải thích, dẫn giải câu chuyện. Mỗi người nghe tùy vào khả năng, trí tuệ mà nhận thức được nông sâu của vấn đề. Ta chưa bao giờ nói: Phải thế này, hay không được làm thế kia. Ta không cần các người tung hô ta, nhưng cũng không muốn các người, gắn vào ta những điều, ta không bao giờ nói.
CHUYỆN 3:
Các thầy thường giáo hóa: Phật không cho đốt vàng mã, theo Phật mà vẫn hóa vàng mã là có tội, người thân sau này không siêu thoát được.
Kính thưa các thầy việc đốt vàng mã là văn hóa hàng ngàn năm rồi. Các ngày rằm, ngày lễ, nhà nhà đốt vàng mã cho ông, bà, tổ tiên, các vong linh được vui, vì con cháu quan tâm đến mình. Thầy về thăm mẹ không biếu quà, biếu tiền cho mẹ là không thể hiện sự quan tâm thương nhớ. Mẹ thầy buồn.
Không hóa vàng mã cho vong linh nhà mình, trong khi các vong linh nhà khác được con cháu hóa cho, họ có tủi thân không. Đây là văn hóa dành cho người âm, cho vong linh.
Tại sao phải cúng Phật hoa, quả, tô tượng, đúc chuông, có ai ăn, ai nhìn được đâu, có mang đi được đâu. “Vì ngũ uẩn qua đời đều không”
Mất tiền cho cha mẹ vui, Đốt một chút cho ông bà vong linh vui. vì sao lại tiếc.
99,99% mấy ông thầy nói như sách, nhưng tiền công đức chỉ để xây chùa, chùa bé, đập đi xây cho to, chùa đang đẹp, bỏ tượng đi làm lại mới, thiếp vàng cho oai, trang hoàng cho hoành tráng. Khoe và tự mãn giữa mấy ông sư với nhau.
Mấy thầy biết lấy tiền đi làm từ thiện. Có bao nhiêu thầy hàng ngày, hoặc hàng tháng tổ chức giảng pháp cho dân chúng. Hay các thầy chỉ biết tổ chức cúng, lễ ,để bòn tiền dân.
Hi sinh vất và vì con, nuôi con khôn lớn, sau này chết, nó bảo có ăn được đâu mà cúng, có tiêu được đâu mà đốt vàng mã, có ở được đâu mà xây mồ mả. Hãy mặc xác cái nầm mồ ấy tàn tạ theo thời gian.

Tôi từng thấy một chuyện thế này: Sau ngày rằm tháng giêng, các linh hồn tụ tập ngoài nghĩa địa (nhà của những người đã chết), kể chuyện, khoe khoang với nhau: Nhà tôi con cháu dâng cúng các món này, hóa cho các món kia. Rồi chuyện con cháu làm ăn phát đạt, ngoan ngoãn, tử tế, làm những điều phúc thiện này nọ…
Có nhà buồn bã; Con cháu nhà tôi theo thầy sư, nên chẳng dâng cúng gì. Chúng nó nói; có ăn được đâu mà dâng cúng, có dùng được đâu, mà hóa đốt vàng mã. Cứ lên chùa lễ Phật là có tất cả, là được tất cả.
Tôi đem chuyện này hỏi Bụt; Lễ vu lan Báo hiếu, các thầy nói cầu cúng Phật thì cha mẹ được siêu thoát có đúng vậy không ? Ngài cười rất tươi:
– Khi Mục Kiền Liên đến hỏi ta, ta có nói câu nào là; Muốn cứu mẹ ông thì phải cầu khấn ta đâu (Vì cụ là Phật) Ta nói phải nhờ lực của mười phương tăng, lập đàn lễ lớn, trang nghiêm, món ăn ngon, bát đĩa đẹp, cầu khẩn Trời, Đất cho cha, mẹ, ông, bà, những người đóng góp, lập đàn lễ này, được giảm án, thoát khỏi tù tội, địa ngục. Có vậy thì mẹ ông ấy cũng tự nhiên được cứu thoát theo. Đâu có lời nào nói phải cầu khấn TA hay Phật A Di Đà, Đại Thế chí Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát hay chính bản thân Ngài Mục Kiền Liên, toàn những vị mà sau này được người đời gọi là Bồ Tát Phật.
Tôi hỏi tiếp: Con nhìn thấy Phật là nhà tu hành khổ hạnh, thân gầy, mảnh mai, râu tóc xum xuê, trên người luôn là mảnh vải đỏ sờn cũ, vắt chéo, hở một bên vai. Tại sao lại thờ Ngài với thân hình béo tốt, đầy đặn, áo quần đẹp đẽ uy nghi đến vậy.
Có phải các thầy sau này, sợ sự thật, để hình ảnh Bụt như vậy, không ai còn muốn tu. Tu để được uy nghi, đẹp đẽ mà lại gầy trơ xương, vải chỉ chùm được một bên vai thì ai theo.
Bụt cười: “Vạn sự tùy duyên, hiểu đến đâu, hiểu thế nào là duyên của mỗi người”.
Cụ sư nào cũng nói ô nhiễm, nhưng có cụ nào đi bộ đâu. Cụ to, cụ lớn, đua sắm xe phân khối lớn sả khói ô uế gấp mấy lần dân nghèo.
Máy xúc khổng lồ cũng không moi móc được, kính viễn vọng hiện đại đến mấy, cũng không tìm được vài % các cụ đạo đức giả, từ thiện thật cho người nghèo.
Không biết hơn 2 năm qua, có bạn nào bốc bát hương, thờ cúng các cụ tổ tiên, hóa đầy đủ vàng mã, cho gia tiên, mà cuốc sống khó khăn, hoạn nạn, đi xuống Không.
Sắp tết rồi, hãy thể hiện sự quan tâm đến gia tiên, tiền tổ, các vong linh, hương hồn, hai bên nội ngoại nhà mình nhé !
Đừng mong Phật phù hộ, khi bạn từ bỏ chính gia tiên nhà mình, để chạy theo ngài, mà quỵ lụy, cầu khẩn, xin sỏ.
Trân trọng cảm ơn các bạn !

Bạn xem thêm các bài thuốc khác của bác Hùng Y: Tại Đây

Fanpage: Vi Diệu Nam dược – Bác Hùng Y

Bài viết sưu tầm tại Fanpage: Vi Diệu Nam dược – Bác Hùng Y

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *