Hoa ban hay còn gọi là cây Móng bò sọc có công dụng tác dụng chữa Chữa ho, đau họng, lòi dom, nôn ra máu (Hoa). Tẩy (Quả xanh). Lỵ (Lá, búp non). Đầy hơi, ỉa chảy (Ngọn non).
Tác dụng dược lý:
Cao chiết với cồn 50° của vỏ thân cây hoa ban được thử nghiệm trên chuột nhắt trăng đã thể hiện có các tác dụng an thần, hạ nhiệt và làm giảm hoạt động trên động vật. Viên nang Thyrocap chứa cao khô của rễ hoa ban, cam thảo và 2 dược liệu khác, mỗi cao 100mg, được thử nghiệm trên bệnh nhân có bướu giáp đơn lan toả, đã có tác dụng tốt trên thể trạng bệnh nhân và kết quả xét nghiệm hoá sinh.
Công dụng:
Ở Ấn Độ
vỏ cây hoa ban được dùng làm săn, hồi phục cơ thể, bổ, chữa lao hạch, bệnh da và mụn lở. Nụ hoa non phơi khô trong râm, sắc uống chữa tiêu chảy và lỵ.
Hoa tươi và khô được dùng trị đau bụng: Đun hoa trong nước sôi trong 5 – 7 phút và sau đó trộn với sữa đông rồi cho bệnh nhân uống mỗi sáng một lần trong 7– 10 ngày, để giảm đau
Rễ hoa ban có trong thành phần một bài thuốc gồm 21 dược liệu được dùng ở Ấn Độ để điều trị sỏi niệu.
Ở Nepan
hoa ban nấu chín được ăn như rau đều đặn trị tiêu chảy.
Hoa ban, 50 – 60g, đun sôi với 500ml nước trong 2 – 4 phút, uống từng ít một trong ngày, liên tục 2 – 3 ngày, để giảm sốt. Hoa phơi khô và bảo quản cũng dùng được.
Dịch ép vỏ cây, uống mỗi lần 2 thìa cà phê, ngày 3 lần để chữa lỵ amip. Vỏ thân giã nát, bọc trong một miếng vải sạch và vắt lấy dịch, uống mỗi lần 4 thìa cà phê, ngày 1 lần trong 4 ngày trị giun.
Bột nhão vỏ cây đắp tại chỗ chữa vết đứt và vết thương mới. Vỏ thân các cây hoa ban, ổi và võ rừng, lượng bằng nhau, giã nát và vắt lấy dịch ép. Mỗi lần uống 2 thìa cà phê, ngày 4-5 lần, cách nhau 3 – 4 giờ để trị tiêu tháo và lỵ