Trang chủ / Dược Liệu / Tổng Hợp Những Loài Cây Thuốc Quý Hiếm Chữa Bệnh Có Giá Trị Đặc Biệt

Tổng Hợp Những Loài Cây Thuốc Quý Hiếm Chữa Bệnh Có Giá Trị Đặc Biệt

Rate this post

Tổng Hợp Những Loài Cây Thuốc Quý Hiếm Chữa Bệnh Có Giá Trị Đặc Biệt. Ở nước ta có rất nhiều loại dược liệu quý đang được khai thác 1 cách cạn kiệt. Chính vì vậy rất cần sự bảo tồn duy trì và nhân rộng. Theo sách đỏ Việt Nam được bộ khoa học và công nghệ môi trường công bố năm 1996, trong phần thực vật đã điểm tên 302 loài thực vật thuộc ngành hạt kín và 26 loài thực vật thuộc ngành hạt trần cần được bảo tồn. Tuy nhiên, do điều kiện còn hạn chế nên bước đầu ta chỉ có thể tập trung vào một số nhóm đối tượng thực vật sau đây

Tổng Hợp Những Loài Cây Thuốc Quý Hiếm Chữa Bệnh Có Giá Trị Đặc Biệt

Các loại cây thuốc nam quý hiếm. Trong nền y học hàng ngàn năm của dân tộc ta, đã ghi chép nhiều loại dược liệu quý hiếm có công dụng chữa bệnh và bồi bổ cho cơ thể người. Tuy nhiên, do vấn đề khai thác không có kế hoạch, khai thác trái phép, khiến các loài cây này hiện nay không còn tìm thấy trong tự nhiên nữa, mà chỉ được tìm thấy trong môi trường nuôi trồng. Dưới đây là 5 loại cây thuốc nam quý hiếm ở Việt Nam.

Các loại cây thuốc nam quý hiếm Cà gai leo

Có tên khoa học là Solanum procumbens, tên trong dân gian là cà gai dây, cà quýnh, cà bồ…Ở Việt Nam, cây phân bố ở nhiều tỉnh thành miền núi phía Bắc cho đến khu vực Thừa Thiên Huế. Các bộ phận trên cây cà gai leo từ rễ, thân, lá, cành và quả đều có thể sử dụng làm thuốc, có tác dụng bảo vệ gan, giải độc gan rất tốt. Chính vì tác dụng này khiến nó trở lên hữu dụng và vô cùng quý hiếm.

Các bộ phận trên cây cà gai leo có thể dùng ở dạng tươi hoặc dạng khô. Sử dụng cà gai leo có giúp điều hòa men gan, kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan, làm chậm quá trình xơ gan, giải độc gan và nhiều bệnh lý liên quan đến gan khác. Hiện nay, cà gai leo đã được chế biến thành thuốc hoặc trà, bạn có thể mua và sử dụng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.

Giảo cổ lam

Cây có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, tên trong dân gian là cổ yếm, trường sinh thảo hay ngũ diệp sâm. Ở Việt Nam, loại giảo cổ lam này chỉ được phát hiện ở 2 tỉnh miền núi phía Bắc là ở Lào Cai và Hòa Bình. Giảo cổ lam 5 lá là loại dược liệu quý hiếm rất được ưa chuộng tại các thị trường lớn như Nhật Bản và Trung Quốc.

Giảo cổ lam có nhiều tác dụng, tiêu biểu như:

Giúp ổn định huyết áp.
Phòng chống các bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.
Giảm căng thẳng, stress, an thần, tạo giấc ngủ ngon.
Phòng chống nhiều loại bệnh ung thư.
Giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Bảo vệ gan khỏi các tác hại của bia rượu…

Đan sâm

Cây có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge hay còn biết đến trong dân gian với tên gọi huyết sâm, xích sâm, huyết căn. Đan sâm là loại cây chỉ được tìm thấy tại các tỉnh miền núi và trung du miền Bắc nước ta. Hiện cây chưa được đưa vào sản xuất mà chỉ được tìm thấy trong tự nhiên nên rất quý hiếm.

Đan sâm có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và phòng ngừa các bệnh về tim mạch, chữa một số bệnh liên quan đến kinh nguyệt, phụ khoa ở phụ nữ, và còn dùng để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp.

Hà thủ ô

Cây có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb, tên trong dân gian là Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn măng ỏn…Cây được tìm thấy nhiều ở các vùng núi cao thuộc phía Bắc như các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La…

Từ lâu, Hà Thủ Ô được biết đến với công dụng bổ khí, bổ huyết, trị suy nhược cơ thể, làm cho xanh tóc, đỏ da. Nhiều nghiên cứu mới đây còn cho thấy tác dụng giảm lượng cholesterol xấu và ức chế sự gia tăng lipid trong máu gây xơ vữa động mạch.

Sâm cau

Câu có tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn hay còn gọi là cây Tiên Mao, Ngải Cau. Sâm cau được tìm thấy ở một số tỉnh như núi cao như Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình…

Tác dụng nổi bật của sâm cau là giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực đàn ông. Thuốc có tác dụng đối với cả nữ giới.

Cây thuốc quý trong rừng
Ngoài các cây thuốc nam quý hiếm kể trên ra, trong rừng Việt Nam còn rất nhiều loại cây thuốc quý khác, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, được nhiều người dân săn lùng. Có thể kể tên một vài loại cây như sau:

Ba kích

Là tên gọi phổ biến nhất, cây có tên khoa học là Morinda officinalis How. Đây là loài cây sinh sống tại nhiều vùng rừng nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam cây chủ yếu được tìm thấy tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang…

Tác dụng nổi bật nhất của ba kích là tăng cường khả năng sinh lý, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, vô sinh ở nam giới. Ngoài ra, ba kích còn có công dụng bồi bổ cơ thể, cường gân, kiện cột, trị phong thấp vô cùng hiệu quả.

Cây mật nhân

Cây có tên khoa học là Eurycoma longifolia. Cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam. Mật nhân từ lâu đã là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong đông y.

Cây mật nhân có tác dụng tăng cường sinh lý nam giới, cải thiện khả năng tình dục một cách tự nhiên, lâu dài. Ngoài ra, cây còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B và đau nhức xương khớp.

Tỏa Dương

Cây có tên khoa học là Balanophora sp hay còn được gọi là nấm ngọc cẩu. Cây được tìm thấy trong tự nhiên ở vùng núi Bát Đại Sơn, thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, ở độ cao 1600m trên mực nước biển. Cây tỏa dương là một trong những loài cây tồn tại trong sách đỏ Việt Nam.

Cây tỏa dương có công dụng bổ thận tráng dương, tăng cường ham muốn, tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới. Ngoài ra cây còn kích thích vị giác, an thần và bồi bổ cơ thể…

Sâm ngọc linh

Sâm Ngọc Linh còn gọi là sâm Việt Nam, sâm khu Năm (sâm K5), sâm củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu.

Sâm ngọc linh không chỉ quý báu ở Việt Nam ở Việt Nam, sâm ngọc linh được coi là loài sâm có giá trị nhất trên thế giới. Sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, chỉ mọc ở nơi có độ cao từ 1200 mét trở lên, được phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum).

Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thân rễ mập có đường kính 3,5cm, không có rễ phụ dầy dự trữ, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu, đường kính đến 5cm. Lá kép chân vịt có 5 lá chét, lá dài 7-12cm. Lá chét trên cùng hình trứng ngược hoặc hình mũi mác, dài 8-14cm, rộng 3-5cm, đầu lá thường nhọn đột ngột, mũi nhọn kéo 1,5-2cm, góc lá hình nêm, mép lá có răng cưa nhỏ đều, gân bên 19 cập dọc theo gân chính và gân bên ở mặt trên của lá chét có nhiều lông cứng dạng gai dài đến 3mm, mặt dưới ít hơn.
Cụm hoa dài 25 cm, gấp 1,5-2 lần chiều dài của cuống lá. Hoa màu vàng lục nhạt, đường kính hoa nở 3-4mm.
Quả khi chín màu đỏ, thường có một chấm đen ở trên đỉnh quả. Quả 1 hạt hình thận, quả 2 hạt có hình cầu hơi dẹt dài 7-10mm rộng 4-6mm.
Xem nguồn tham khảo: Tác dụng tuyệt vời của sâm ngọc linh

Tam thất

Tam thất hay còn có tên nhân sâm tam thất, kim bất hoán.

Lá kép chân vịt, mọc vòng 3-4 cái một; cuống lá chung dài 3-6cm, mang 3-7 lá chét hình mác dài, mép khía răng, có lông cứng ở gân trên cả hai mặt; cuống lá chét dài 0,6-1,2cm.
Cụm hoa tán đơn ở ngọn thân; hoa màu lục vàng nhạt với 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu dưới 2 ô.
Quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ; hạt hình cầu, màu trắng. Ra hoa tháng 5-7, quả chín tháng 8-10.
Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều từ lâu ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng tại các vùng núi cao lạnh 1200-1500m. Người ta chọn hạt giống tốt ở những cây đã mọc 3-4 năm, gieo hạt tháng 10-11, tháng 2-3 cây mọc, nhưng phải chờ 1 năm sau, vào tháng 1-2 mới bứng cây con đi trồng chính thức. Sau 4-5 năm đến 7 năm thì mới thu hoạch được rễ củ có phẩm chất tốt. Rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con, phơi nắng cho héo rồi lăn và vò, làm từ 3-5 lần như vậy rồi phơi cho đến khô, cũng có khi chỉ cần sấy khô.

Củ mài

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn, sơn dược

Cây mọc hoang ở khắp những vùng rừng núi nước ta. Trước đây, giữa các vụ thu hoạch nhân dân vẫn đi đào củ mài để ăn chống đói. Nhiều nhất tại các tỉnh Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Hiện nay ta đã bắt đầu trồng củ mài để chế hoài sơn vì nếu chỉ trông vào cây mọc hoang thì công đi tìm đào rất cao.

Cây củ mài là một loại dây leo ở trên mặt đất, có thân củ. Thân cây nhẵn hơi có góc cạnh, ở kẽ lá có những củ con gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”. Củ có thể dài 1m, đường kính 2- 10cm với nhiều rễ con.
Lá đơn, mọc đối hoặc có khi so le, đầu lá nhọn phía cuống hình tim. Phiến lá dài 8-10cm, rộng 6-8cm. Cuống dài 1,5-3,5cm.
Hoa đực hoa cái khác gốc. Quả khô cổ ba cạnh và có dìa. Mùa hoa vào tháng 7-8. Mùa quả vào tháng 9-11.

Chó đẻ răng cưa

Chó đẻ răng cưa hay còn có tên diệp hạ châu.

Sinh sống trên các cánh đồng khô, ven đường, vùng đất bỏ hoang, bìa rừng; dưới độ cao 100–600 m.

Cây thân thảo sống một năm (đôi khi lâu năm), mọc thẳng hay nằm bò, cao tới 80 cm; thân cây tạo nhiều nhánh ở gần gốc; các nhánh nằm sóng soài hay thẳng, có cánh, có lông cứng dọc theo một bên.

Lá xếp thành hai dãy khoảng 1,5 mm, cuống lá kèm rất ngắn; phiến lá mỏng như giấy, thuôn dài hay thuôn dài-trứng ngược hoặc gần như thẳng, đôi khi hơi cong hình lưỡi liềm, phần xa trục màu lục xám hoặc nhợt nhạt, hoặc đôi khi nhuốm màu ánh đỏ, phần gần trục màu lục tươi hay sẫm, gốc lá chủ yếu tù, đôi khi không đối xứng dễ thấy, mép lá có lông rung, đỉnh lá thuôn tròn, tù hoặc có chóp nhỏ nhọn đầu; các gân lá bên 4-5 cặp, dễ thấy.

Hoa đực mọc thành chùm 2-4 hoa dọc theo phần ngoại biên của các cành nhỏ, kích thước 0,3-0,6 x 0,2-0,4 mm, màu trắng hơi vàng. Hoa cái dọc theo phần giữa và phần dưới của cành nhỏ, 1 hoa; cuống hoa khoảng 0,5 mm. Cuống hoa khoảng 0,5 mm, hình trứng tới hình trứng-mũi mác, gần bằng nhau, khoảng 1 mm. Quả nang hình cầu, đường kính 2-2,5 mm, với các vết nổi hơi đỏ, nốt sần có vảy Ra hoa trong khoảng tháng 4-6, kết quả tháng 7-11.

Ráy gai

Ráy gai hay còn có tên củ chóc gai, sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt, khoia sọ gai, cây cừa, k’lạng đờn.

Ở Việt Nam, chỉ có một loài là Ráy Gai, phân phố rải rác khắp các địa phương ở vùng đồng bằng, trung du và núi thấp. Cây sinh trưởng, phát triển gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều và có khả năng đẻ nhánh khỏe. Khi quả chín rụng, phát tán nhờ nước. Việt nam có nguồn ráy gai tương đối dồi dào. Bên cạnh quần thể mọc tự nhiên, người ta còn trồng ráy gai dọc theo bờ ao để tránh xói lở, và tạo thêm nơi trú ngụ cho cá.

Ráy gai là loại cây thảo, cao 0.4 – 0.7, thân rễ nằm ngang, chia nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, mép nguyên, lá non hình mũi tên, lá già xẻ lông chim, các thùy hình mác, đầu nhọn, mắt dưới có gai ở gân giữa; cuống lá mập, dài hơn phiến lá, phủ dầy gai, gốc có bẹ.

Cụm hoa là mọt bông mo, có cuống dài hơn hoặc bằng mo, có gai; mo mở ở phần gốc và xoắn lại ở phần trên, trục hoa hình trụ ngắn, mang toàn hoa toàn lưỡng tính; bao hoa có 4-6 thùy, nhị 4-6,chỉ nhị ngắn; bầu hình trứng. Quả mọng, có gai ngắn ở đỉnh. Mùa hoa quả: tháng 3-4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *