Trang chủ / Sức Khỏe / Tổng hợp 10 loại đồ chơi cho bé từ 3-6 tháng tuổi mẹ nên sắm cho con

Tổng hợp 10 loại đồ chơi cho bé từ 3-6 tháng tuổi mẹ nên sắm cho con

Rate this post

Đồ chơi cho bé 3-6 tháng tuổi an toàn, phù hợp với sở thích như lục lạc, sách vải, gấu bông,… trước khi chọn mua đồ chơi thì bố mẹ nên đặt ra tiêu chí như sở thích, tích cách,… của con.

Mỗi giai đoạn phát triển của bé đều được gắn bó với những loại đồ chơi khác nhau phù hợp với sở thích, tính cách cũng như độ tuổi của trẻ. Vậy các bố mẹ đã biết em bé trong giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi nhà mình nên chơi loại đồ chơi gì chưa? Chưa biết cũng không sao, hãy tham khảo những list đồ chơi cho bé 3-6 tháng tuổi dưới đây mình chia sẻ để sắm ngay cho con nhé.

Bắt đầu từ tháng thứ hai trở đi là bé đã có thể sử dụng tiếng nói ê a để giao tiếp với mọi người. Thậm chí những bé thông minh còn biết cách giao tiếp đáng ngạc nhiên mà nhiều bố mẹ không để ý, đó là giữ im lặng trong khi người lớn nói chuyện và bi bô nói khi bố mẹ đang lắng nghe. Bên cạnh đó còn rất nhiều đặc điểm khác của trẻ trong giai đoạn này mà bố mẹ cần nắm rõ để chọn đồ chơi cho bé 3-6 tháng tuổi phù hợp nhất.

A. Đặc điểm của trẻ từ 3-6 tháng tuổi

3 tháng tuổi là khi bé nhận thức được mẹ là người đặc biệt đối với mình. Bé có thể vẫn mỉm cười với những người khác nhưng bé cũng bắt đầu biết “phân loại” người này với người kia và có sự yêu ghét khác nhau đối với mỗi người.

Lúc này, não bộ và thị giác của trẻ đã được cải thiện đáng kể, tầm nhìn của bé được rõ và xa hơn kết hợp với sự phát triển của đỉnh thùy và thùy thái dương giúp bé nhận diện được nét mặt và giọng nói của mẹ nhanh hơn.

Đây cũng là giai đoạn góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé, bé có xu hướng thích “hóng chuyện” khi nghe người lớn nói chuyện. Bé cố gắng bắt chước nói nguyên câu như bạn bằng cách xâu chuỗi các âm lại kiểu như “ma-me” hay “a-bu” và thường biểu lộ cảm xúc của mình bằng cách cười khúc khích, cười lớn, la hét hoặc khóc lớn để gây chú ý.

Khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu biết lặp đi lặp lại một số âm thanh như ma-ma-ma hay ba-ba-ba. Chừng 1 tuổi, bé biết liên hệ giữa âm thanh mình tạo ra và một món đồ vật, ví dụ như da-da tương trưng cho bình sữa chẳng hạn. Sau khi biết liên hệ giữa sự vật và âm thanh thì khả năng sử dụng ngôn từ của bé mới thực sự bắt đầu phát triển!

Ngoài ra, giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi trẻ cũng rất tò mò và ham tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi được bế ra ngoài thì nhìn ngó khắp nơi và thích cầm, nắm bất cứ thứ gì mà trẻ cầm được. Bố mẹ nhớ điều này khi chọn đồ chơi cho bé 3-6 tháng tuổi nhé.

Bố mẹ nên làm với con trong giai đoạn 3-6 tháng tuổi

Nói chuyện với con

Trẻ sơ sinh học ngôn ngữ khi người lớn trò chuyện và đáp lại những tiếng bập bẹ của chúng. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em được người lớn nói chuyện càng nhiều bao nhiêu thì có vốn từ vựng càng lớn bấy nhiêu.

Đáp lại những âm thanh của con

Khi bé bi bô, dừng một lúc rồi đáp lại: Con thích nghịch nước trong thau tắm phải không? Vui lắm phải không cục cưng của mẹ?

Quan sát bé

Trẻ con nói cho chúng ta biết chúng đang nghĩ gì và cảm thấy ra sao qua nét mặt và chuyển động của cơ thể. Khi bạn thấy con mình đang với tới một vật nào đó, diễn đạt hành động của bé bằng lời nói: Con thấy mẹ ăn rồi đòi cầm cái muỗng của mẹ!

Hát cho con nghe

Hát hò giúp trẻ nghe và sau đó là biết lặp lại từ hoặc cụm từ trong bài hát (thông thường trẻ sơ sinh có xu hướng nhớ từ nằm sau cùng trong câu). Ngoài ra, đây cũng là một cách tuyệt vời để mẹ con vui đùa cùng nhau và gắn bó thân thiết với nhau hơn.

Đọc sách con nghe

Đừng lo lắng về việc bắt đầu đọc sách cho trẻ sơ sinh nghe quá sớm như thế. Ôm bé vào lòng và chỉ cho bé xem những tranh ảnh đầy màu sắc trong khi bạn đọc truyện. Dần dần, từ ngữ sẽ bắt đầu gắn kết với những hình ảnh trong trí óc trẻ. Đọc sách ở tuổi này cũng giúp truyền cảm hứng cho bé về sự ham thích đọc sách. Cuốn sách phù hợp trong giai đoạn này bố mẹ nên mua cho bé là Combo Ehon – Chơi Cùng Momo – Chú Bé Quả Đào

Kể chuyện cho bé

Ông bà và các thành viên khác trong gia đình cũng nên giao tiếp với bé thông qua việc kể chuyện. Đây cũng một cách xây dựng và nuôi dưỡng tình cảm gia đình.

Bạn có biết?

Khi bố mẹ biết chú ý và đáp lại những tín hiệu của con nghĩa là họ đang giúp con mình phát triển khả năng tư duy cũng như những kỹ năng về mặt tình cảm và xã hội.

Điều này có ý nghĩa gì đối với bạn?

Dỗ dành mỗi khi bé kêu khóc và đáp ứng nhu cầu của bé không làm hư hỏng con cái, đó mới chính là bậc cha mẹ thực sự. Ba bước sau có thể giúp bạn hiểu những gì bé diễn đạt trước khi biết nói:

  • Quan sát và lắng nghe: Tìm hiểu ý nghĩa qua mỗi tiếng khóc, âm thanh, nét mặt, và chuyển động cơ thể của bé. Chẳng hạn như, con bạn có ngậm ngón tay khi bé đói bụng không?
  • Am hiểu: Sử dụng tín hiệu của trẻ sơ sinh để hiểu được bé đang cần hoặc muốn cái gì. Chẳng hạn như, con bạn có dụi mắt khi buồn ngủ không?
  • Hồi đáp: Lúc đang chơi đùa cùng bé, nếu bạn thấy bé cong lưng lại hoặc nhìn sang một hướng khác thì bạn nên để bé nghỉ ngơi. Lưu ý rằng có thể bạn sẽ phải thử nghiệm nhiều cách đáp ứng khác nhau trước khi bạn biết được chính xác bé cần gì hoặc đang cố truyền đạt điều gì.

Chú ý khi chọn mua đồ chơi cho bé 3-6 tháng tuổi

Vui chơi là giải pháp tốt nhất giúp bé phát triển cả về tư duy lẫn thể chất. Thế nhưng, thị trường đồ chơi hiện nay vẫn tồn tại vô số sản phẩm nguy hiểm khiến các bậc phụ huynh không khỏi băn khoăn khi chọn mua đồ chơi cho bé 3-6 tháng tuổi. Đặc biệt trong thời gian gần đây, thông tin về những sản phẩm đồ chơi không đạt tiêu chuẩn chất lượng, sử dụng những nguyên liệu và hóa chất cực kỳ nguy hiểm càng khiến các bậc phụ huynh lo ngại.

Hai điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh cần cân nhắc khi lựa chọn đồ chơi cho bé chính là tính giáo dục và sự an toàn. Đồ chơi tốt không chỉ là một món đồ giải trí, mà nó còn phải mang đến cho bé những giá trị thật sự bổ ích, hỗ trợ bé phát triển cả tư duy và thể chất. Yếu tố thứ hai không thể bỏ qua, chính là sự an toàn. Đồ chơi an toàn cần đảm bảo không có những chất độc hại, không có các chi tiết sắc nhọn và đảm bảo độ bền chắc để không gây tổn thương cho bé.

B/ Đồ chơi cho bé 3-6 tháng tuổi nào là thích hợp nhất?

Bố mẹ nên đảm bảo những đồ chơi trẻ cầm trên tay có an toàn hay không nếu trẻ cho chúng vào miệng bằng cách kiểm tra nhãn hiệu của đồ chơi. Và đặc biệt, bố mẹ không nên treo đồ chơi trên nôi hay cũi của trẻ bằng những sợi dây thun đàn hồi, vì trẻ sẽ có nguy cơ bị nghẹt thở nếu nuốt phải.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ngồi được và từ đó trẻ sẽ có một cái nhìn mới về thế giới xung quanh. Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu tiếp thu ngôn ngữ, cuộc sống của trẻ sẽ đầy những âm thanh leng keng của đồ vật, đầy màu sắc của thiên nhiên và hơn nữa, trẻ sẽ nhận thấy được cuộc sống xung quanh trẻ luôn luôn thay đổi chứ không chỉ cố định như lúc trẻ còn nằm nôi.

Đồ chơi phát triển động tác vận động

Bố mẹ có thể mua vài cái giá đỡ và treo đồ chơi lên đó, hoặc bố mẹ cũng có thể treo trực tiếp đồ chơi lên nhiều vị trí khác nhau trong nhà theo ý định riêng của bố mẹ. Lúc này trẻ vẫn đang còn nằm sấp, có những đồ chơi được treo trước mặt như vậy sẽ khiến cho trẻ thấy đỡ nhàm chán hơn so với việc nằm một thời gian lâu như vậy mà không hoạt động gì. Thậm chí bố mẹ có thể treo gần để trẻ có thể dùng tay hất, kéo, quay, gõ các đồ chơi trước mặt, giúp trẻ thêm hứng thú và tập vận động cơ tay. Khi bé được hơn 5 tháng, lúc này trẻ đã có thể kết hợp được tay và đầu gối để tự mình vận động, bố mẹ nên bỏ bớt các đồ chơi được xâu thành chuỗi trên nôi để trẻ không bị mắc kẹt khi cố chồm dậy.

Lục lạc làm bằng vật liệu nhẹ

Trẻ thường thích gây ra tiếng động. Bố mẹ có thể mua cho trẻ vài cái trống lắc hay lục lạc để trẻ lắc chúng và tạo ra âm thanh. Bên cạnh đó, bố mẹ còn có thể mở thêm những bài nhạc sôi động lúc trẻ đang chơi, trẻ ở độ tuổi này rất thích nghe những âm thanh có nhịp điệu và thường lắc lư theo chúng. Các loại lục lạc thì nên phát ra âm thanh to rõ ràng để trẻ có thể nhận thức được những gì trẻ đang làm sẽ gây ra âm thanh giống như vậy.

Các giá treo đồ chơi

Chọn đồ chơi cho bé 3-6 tháng tuổi là giá treo đồ chơi, những loại có phát ra âm thanh cót két và trên đó các đồ chơi nhựa được treo một cách phù hợp, thanh này thường được gắn trên các ghế sơ sinh, ghế trên xe ô tô hay trên xe đẩy. Điều này giúp ích rất nhiều trên các chuyến du lịch xa của gia đình hay lúc trẻ đi xe đẩy, trẻ sẽ tập trung sự chú ý của mình vào các đồ vật treo trước mặt và khám phá, tìm tòi chúng thay làm phiền, chọc phá bố mẹ.

Thú nhồi bông mềm đáng yêu

Đây là độ tuổi mà trẻ hình thành làm quen với việc có một thú nhồi bông bên cạnh. Điều quan trọng là con thú nhồi bông này phải dễ thương và đặc biệt là phải mềm vì chắc hẳn bố mẹ không muốn có bất cứ thứ gì đâm ra tai hay đuôi của thú nhồi bông có thể làm trẻ của mình bị thương. Bố mẹ nên mua những thú nhồi bông loại đồ chơi cho bé 3-6 tháng tuổi được khâu vá cẩn thận, nên tránh mua những đồ chơi mềm nhưng có mắt hay miệng làm bằng nhựa, sẽ có nguy cơ trẻ nuốt phải gây nguy hiểm. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên để ý tới các bộ phận bên ngoài khác như chuông, nút áo đính kèm, ruy băng và các loại dạng sợi bé có thể xé ra và cho vào miệng.

Mẹ có thể buộc một thú bông mềm nhỏ vào một dải ruy băng sáng màu. Nhẹ nhàng đưa qua đưa lại trước mắt bé để bé cảm thấy thích thú, tò mò. Đến khi bé cố gắng bắt lấy món đồ, hãy âu yếm cưng nựng và cổ vũ bé thật nhiều.

Đồ chơi hình thú làm bằng cao su bóp kêu

Bất cứ đồ chơi nào trẻ có thể cầm và tự tạo ra tiếng kêu thì thường rất được những trẻ ở độ tuổi này yêu thích. Những đồ chơi bóp kêu này còn có thể thả vào bồn tắm của trẻ. Trẻ thường cảm thấy rất phấn khích khi nghe những âm thanh chít chít phát ra từ những đồ chơi như vậy. Bố mẹ nên tìm mua cho trẻ những đồ chơi cao su hình thú và phát ra âm thanh để thế giới của bé thêm sinh động.

Sách làm bằng vải hoặc nhựa mềm

Việc đọc sách cho trẻ ở độ tuổi nào cũng là rất cần thiết. Những quyển sách làm hoàn toàn bằng vải hoặc nhựa mềm sẽ đi cùng bé lâu dài vì có thể chịu được dù cho bé có cắn hay vò hay thậm chí là bé yêu chảy nước dãi lên sách. Việc lắng nghe giọng nói của bố mẹ còn giúp trẻ phát triển thính giác và bắt kịp được với nhịp điệu của ngôn ngữ. Việc bố mẹ thường xuyên thay đổi cao độ của giọng nói, hát cho trẻ nghe hay nhấn nhá giọng sẽ làm cho thời gian đọc sách thêm thú vị cho cả bố mẹ và trẻ. Không chỉ làm đồ chơi cho bé 3-6 tháng tuổi mà sách vải còn đóng vai trò giáo dục con cái.

Đàn điện tử chạy bằng pin

Những âm thanh vừa thú vị, vừa vui tai được phát ra từ chiếc đàn sẽ gây một sự hấp dẫn không nhỏ đối với bé trong giai đoạn này. Bên cạnh đó thì hình dáng mẫu mã của chiếc đàn cũng góp phần không nhỏ đến sự thích thú cảu chúng. Mỗi loại đàn nhạc hình ngộ nghĩnh lại có nhiều bản nhạc khác nhau. Khi chơi mẹ có thể nhấn vào từng phím, từng hình để bé theo dõi những bản nhạc khác nhau, bé sẽ vô cùng thích thú đó.

Đồ chơi ngậm nướu răng nhiều màu sắc

Không có lựa chọn nào tốt hơn 1 vòng nhựa ngậm nướu cho trẻ lúc nướu trẻ đang khó chịu. Bố mẹ nên mua và để vài vòng ngậm nướu cho bé ở nhà để có thể đưa cho trẻ khi trẻ cảm thấy cần. Không nên đặt các vòng này vào tủ lạnh vì cả miệng và nướu của trẻ đều không thể chịu được những vật quá lạnh.

Các loại chăn bông mềm và thảm chơi cho trẻ

Những loại chăn bông mềm có thể giúp rất nhiều khi bố mẹ cùng trẻ đi ra ngoài ví dụ như đi dạo công viên hay đi những chuyến du lịch xa. Lúc ở nhà, có thể trải chăn bông hay một thảm đồ chơi với nhiều chức năng trên sàn có thể tạo cho trẻ một vị trí sạch sẽ, an toàn với các hình ảnh quen thuộc để trẻ có thể chơi trong lúc bố mẹ đang bận làm vài việc nhà. Những cái móc dọc 2 bên thảm là chỗ bố mẹ có thể treo lên đó các đồ chơi yêu thích của trẻ.

Đồ chơi trống bỏi

Những âm thanh đầy thú vị và vui tai được phát ra từ chiếc trống bỏi khiến bé vô cũng sung sướng, bé sẽ ríu rít xà theo bạn khi bạn giơ và làm cho trống kêu trước mặt bé. Sự thích thú đó tỏ rõ ngay trên nét mặt đáng yêu của bé. Đúng thế, trống bỏi là đồ chơi rất thích hợp với bé từ 3-6 tháng vì các bé tầm tuổi này rất thích nghe tiếng động bên ngoài. Khi chơi trống bạn có thể hát với bé và sử dụng trống bỏi để tạo giai điệu cho bé lắng nghe. Tuy nhiên, để tránh dây của trống bỏi làm bé bị đau thì các mẹ cũng phải đặc biệt lưu ý và quan sát đến bé những lúc cho bé chơi.

Để mua các món đồ chơi cho trẻ hiện nay thì không phải là điều khó khăn với sự phát triển của ngành kinh doanh nói chung. Một điều mà mình đã nói đi nói lại rất nhiều đó là các bố mẹ nên chú ý mức độ an toàn của đồ chơi khi mua cho bé yêu nhé. Đồ chơi thường tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của bé, thậm chí nhiều trẻ còn gặm, cắn đồ chơi nên độ an toàn cần phải được đảm bảo cho trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *