Trang chủ / Sức Khỏe / Tổng hợp 99 bài thuốc nam chữa bệnh

Tổng hợp 99 bài thuốc nam chữa bệnh

5/5 - (1 bình chọn)

TỔNG HỢP 99 BÀI THUỐC NAM CẦN CHO MỌI NHÀ

Bài 1: ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP Ở NGƯỜI GIÀ, TÊ MỎI CÁC KHỚP TAY CHÂN Ở PHỤ NỮ SAU SINH
– Rễ nhàu: 100g
– Xương sông: 50g
– Đinh lăng: 50g
– Cây xấu hổ (mắc cỡ): 50g
– Thân và rễ cây lá lốt: 30g
Đun với 2 lít nước, uống thay nước hàng ngày. Sau vài ngày bị ỉa chảy thì cho thêm vài lát gừng tươi, nếu bị táo khát nước thì cho thêm đỗ đen xanh lòng 50g (rang chín thơm) vào cùng mà đun nước. Dùng 5 ngày, nghỉ 2 ngày.
Lưu ý: Nên cân đúng liều lượng.
Bài 2: NỨT CỔ GÀ
Dùng mật ong loại tốt bôi vào thường xuyên hoặc tía tô giã nát đắp vào thường xuyên, ngày làm 3 lần, không cho con bú. Thường 2 đến 3 ngày sẽ lành
Bài 3: TẮC TUYẾN SỮA
– Bồ công anh: 50g
– Trần bì (vỏ quýt): 15g
Cho cả hai sắc với 500ml nước, cô đặc còn 300ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Bài 4: TẮC TUYẾN SỮA
Dùng cây sài đất (còn gọi là hùng trám hoặc lộc trám), ngày 50g sắc đặc nước để uống, 50g giã nát đắp xung quanh vú. Ngày làm 2 đến 3 lần.
Bài 5: VÚ MẸ TỤT VÀO TRONG
Dùng quả đu đủ non, chẻ dọc quả, để nguyên cả nhựa úp vào vú mẹ, dốc ngược cuống xuống đất. Làm nhiều lần cho tới khi núm vú lò ra ngoài.
Bài 6: CHO SỮA MẸ VỀ NHIỀU
Ngày 5 quả mướp hương nấu đặc với lạc (đậu phộng) ăn nhiều lần trong ngày. Ăn tới khi nào sữa về nhiều
Bài 7: CHO SỮA MẸ VỀ NHIỀU
– Gạo tẻ: 100g
– Giò heo: 1 cái
– Trái mít non (mới nụ): 50g
Hầm chín kỹ và ăn nhiều lần trong ngày.
Bài 8: RỐN KHÔNG KHÔ, VẾT THƯƠNG KHÓ LÀNH
– Lá liễu: 100g
– Lá đào: 100g
– Tổ bọ ngựa (hoặc sáp ong) (đốt thành than, tán bột nhỏ)
Hai thứ lá trên đun với 1,5 lít nước, sôi 20 phút, chờ nguội lấy nước lau xung quanh rốn. Sau đó lấy ít bột tổ bọ ngựa rắc lên chỗ rốn không khô. Ngày làm 2 lần. Hiệu quả thấy được trong 2 đến 4 ngày.
Bài 9: TRẺ BỊ HĂM TÃ
– Dùng 10 lá bàng non, đun đặc với 1 lít nước, cho thêm 1 thìa cà phê muối, đun sôi 20 phút. Chờ nước nguội, lấy khăn lau thường xuyên (7 đến 9 lần/ngày) lên vùng da bị hăm. Chú ý không mặc bỉm cho bé trong thời gian này. Hiệu quả từ 2 ngày trở lên
Bài 10: TRẺ BỊ CHÀM SỮA
Trường hợp mới bị nhẹ
– Trong một ngày dùng cây sài đất lá nhỏ (cả thân, lá và rễ) 200g đun với 1 lít nước, sôi 30 phút. Tùy theo độ tuổi của bé, lấy 1 phần cho bé uống nước, phần nước còn lại, lau nhiều lần lên vùng da bị chàm. Buổi tối, dùng dầu dừa hoặc dầu mù u dưỡng ẩm cho vùng da đó. Kiên trì một thời gian mới thấy được hiệu quả.
Bài 11: RÔM RẢY Ở TRẺ
– Dùng 5 quả mướp đắng, bỏ hạt, cắt lát mỏng, đun với 2 lít nước, sôi 20 phút. Lấy nước đó lau rửa cho bé nhiều lần. Có thể dùng nước này để chữa hăm tã cho bé.
Bài 12: TRẺ BỊ CHỐC (SÀI)
– Ngày lấy 100g rau sam, rửa sạch, ngâm nước muối, giã nát, vắt nước cốt sau đó dùng nước cốt bôi lên đầu cho bé, bôi nhiều lần trong ngày.
Bài 13: TRẺ BỊ CHỐC (SÀI)
– Dùng hạt bồ kết, đốt thành than, tán bột mịn rắc lên vùng đầu bị sài
Bài 14: VIÊM TAI GIỮA
Dùng tổ bọ ngựa đốt thành than, tán bột nhỏ, mịn. Sau đó thổi bột than tổ bọ ngựa vào tai cho bé. Lưu ý thổi lực đủ mạnh cho bột than vào hẳn trong tai. Một tổ chia được 6 lần thổi cho 1 tai. Bài thuốc này là bí quyết chữa trị viêm tai giữa cho cả người lớn và trẻ em. Hiệu quả đã được nhiều người kiểm chứng.
Các bạn nên xem clip được Quốc đăng lên face cá nhân hoặc trên trang Đông y Trần Hưng để thấy rõ hơn và thực hiện đạt hiệu quả nhất.
Bài 15: UNG NHỌT MỚI SƯNG
Dùng ngay mủ cây sung thấm bông gòn mà đắp lên, ngày đắp nhiều lần cho tới khi khỏi.
Bài 16: HẠ SỐT CHO TRẺ
– Mỗi ngày nên dùng cây nhọ nồi (cỏ mực) tươi 200g, rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng, vớt ra để ráo nước. Sau đó, giã nát số cỏ nhọ nồi trên, vắt lấy nước cốt, pha vào nước sôi nguội. Chú ý trẻ sốt nên cho uống nước nhiều. Cho bé uống nhiều lần trong ngày. Ít nhất mỗi lần 3 đến 5 thìa. Cách 1 tiếng lại cho uống. Lưu ý: Sau 12 tiếng, trẻ không hạ sốt nên cho trẻ tới bệnh viện khám để biết nguyên nhân cụ thể
Bài 17: HẠ SỐT CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
– Rau mùi (ngò rí): 15g (tương đương 15 cây) bỏ lá chỉ lấy thân và rễ
– Củ cải trắng: 60g (tương đương 3 lát)
– Gừng tươi: 10g (tương đương 2 lát mỏng)
– Đường đỏ (mật mía): 2 thìa canh (nếu không có mật mía lấy nước mía tươi mới ép nước 100ml)
Đem tất cả các thứ trên đun với 1 lít nước, sôi 15 phút, tắt bếp để nguội. Mỗi lần cho bé uống 3 đến 5 thìa. Cách 2 tiếng lại cho uống. Bé uống được càng nhiều càng tốt, hạ sốt nhanh. Người lớn gấp đôi liều lượng trên.
Bài 18: HẠ SỐT CHO TRẺ
Dùng khi không làm được 2 bài 4 và 5.
– Diếp cá (còn gọi dấp cá), mỗi lần 100g rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Sau đó, vớt ra để ráo nước, giã nát, vắt nước cốt cho bé uống. Phần bã đắp lên trán cho bé.
Bài 19: HẠ SỐT NHANH CHO TRẺ VÀ NGƯỜI LỚN
Dùng tổ vò vò (con vò vò làm tổ trên tường nhà), lấy cả tổ đốt thành than nóng, đang đỏ như hòn than cho ngay vào nước sôi nguội 150ml, quấy đều, sau đó chờ lắng, chắt lấy phần nước bên trên, chia nhiều lần trong ngày cho uống
Bài 20: SỐT CAO, KHÁT NƯỚC
– Chua me đất 50g
– Kinh giới: 10g
– Tía tô: 8g
– Húng quế: 5g
Đun với 700ml nước, sôi 25 phút, sau lấy nước chia nhiều lần cho uống trong ngày.
Bài 21: SỐT CAO, KHÁT NƯỚC, KHÔNG RA MỒ HÔI
– Lá tre: 200g
– Rau má: 20g
Đun với 700ml nước, sôi 25 phút, sau lấy nước chia nhiều lần cho uống trong ngày.
Bài 22: SỐT RÉT
Dùng trước khi lên cơn sốt rét
– Thanh hao: 25g
– Lá na (mãng cầu ta): 5g
– Hoa khế: 5g
Đun với 300ml nước, sôi 15 phút. Để nguội, chia 2 lần uống. Trường hợp chỉ có Thanh hao thì lấy 50g, rửa sạch, giã nát hòa với 100ml nước ấm (600C), lọc lấy nước cho uống 1 lần.
Bài 23: NÓNG TRONG, MỒ HÔI TRỘM
Mỗi ngày 20 lá dâu tằm (hái lúc ban sớm là tốt nhất), đun với 50ml nước, sôi 10 phút. Dùng nước đó chia nhiều lần cho bé uống trong ngày. Người lớn gấp đôi liều lượng trên.
Bài 24: NÓNG TRONG, MỒ HÔI TRỘM
Đỗ đen xanh lòng 50g, rang chín thơm (ruột ngả màu vàng sẫm), để nguội sau đó đun với 700ml, cô đặc còn một nửa, dùng nước đó cho bé uống nhiều lần trong ngày. Bé nhỏ thì lần 2 đến 3 thìa, ngày cho uống 4 đến 6 lần, uống thay nước
Bài 25: NÓNG TRONG, MỒ HÔI TRỘM
Dùng lõi xốp cây ngô (bắp) (giai đoạn cây trổ bông là tốt nhất), mỗi ngày 1 cây, đun với 1 lít nước, sôi 20 phút. Chia nhiều lần cho bé uống. Mỗi lần 2 đến 3 thìa, ngày 4 đến 6 lần.
Bài 26: NÓNG TRONG, MỒ HÔI TRỘM, TÁO BÓN
Dùng 80g diếp cá tươi, đun với 300ml nước, cô đặc còn 100ml. Chia nhiều lần trong ngày cho bé uống. Tùy theo độ tuổi lớn nhỏ mà cho dùng
Bài 27: TÁO BÓN Ở TRẺ ĂN DẶM
Làm bài diếp cá nêu trên, mẹ uống 60ml nước, con 40ml chia nhiều lần trong ngày.
Hoặc hầm món ăn: Khoai lang 1 củ, cà rốt 1 củ, chuối xanh 1 quả, hầm kỹ cho bé ăn.
Bài 28: TÁO BÓN Ở NGƯỜI LỚN
Vừng đen 50g (rang cháy đâm nhỏ), khoai lang 2 củ, cà rốt 2 củ, chuối xanh 2 quả. Hầm kỹ ăn nhiều lần trong ngày.
Bài 29: XỬ LÝ KHI BÉ BỊ TÁO NẶNG
Thông thường từ 4 ngày trở đi, bé không đi ngoài được.
Cách xử lý: Dùng 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa nước sôi nguội hòa chung. Lấy số nước đó thụt hẳn vào hậu môn cho bé, xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ đến khi bé đi được. Lại làm bài diếp cá cho bé uống. Sau 1 đến 3 tuần cho bé đi ngoài ổn định thì dừng.
Bài 30: TÁO BÓN Ở NGƯỜI LỚN
Thường dùng khi người lớn đi ngoài không ổn định, táo nhưng chưa nặng
Ngày 200g rau đay, đun đặc nước mà uống trong ngày.
Bài 31: TAY CHÂN MIỆNG
Dùng 200g rau sam, đun với 5 bát nước, cô đặc còn 3 bát. Dùng 1 bát chia nhiều lần cho bé uống, 2 bát còn lại lau nhiều lần lên người cho bé. Lưu ý: Trường hợp nặng cần phải đưa bé đi viện để chữa kịp thời.
Bài 32: ỈA CHẢY
– Cỏ sữa lá lớn: 50g
– Chồi ổi non: 50g
– Gừng: 1 lát
– Muối trắng: 5g
Hai thứ cỏ sữa và búp ổi sao vàng hạ thổ, để nguội. Cho 4 thứ trên vào đun với 700ml nước, cô đặc còn 300ml. Chia số nước này nhiều lần cho bé uống, mỗi lần 3 đến 5 thìa. Ngày 4 đến 6 lần. Hiệu quả thấy được từ 2 ngày trở lên, rất hiệu quả.
Bài 33: ỈA CHẢY
– Búp sim non: 50g
– Lá mơ lông: 50g
– Muối trắng: 5g
Hai thứ búp sim và mơ lông sao vàng hạ thổ, để nguội. Cho 4 thứ trên vào đun với 700ml nước, cô đặc còn 300ml. Chia số nước này nhiều lần cho bé uống, mỗi lần 3 đến 5 thìa. Ngày 4 đến 6 lần. Hiệu quả thấy được từ 2 ngày trở lên
Bài 34: ỈA CHẢY
– Rau sam: 100g
– Cỏ sữa (lá lớn hoặc lá nhỏ): 50g
– Vỏ trái măng cụt: 30g
– Muối trắng: 5g
Hai thứ rau sam và cỏ sữa sao vàng hạ thổ, để nguội. Cho 4 thứ trên vào đun với 700ml nước, cô đặc còn 300ml. Chia số nước này nhiều lần cho bé uống, mỗi lần 3 đến 5 thìa. Ngày 4 đến 6 lần. Hiệu quả thấy được từ 2 ngày trở lên.
Bài 35: ỈA CHẢY
– Dùng lá cây hoàn ngọc (còn gọi là cây lá khỉ, khu khỉ khác với cây hồng ngọc), lần 10 lá, rửa sạch, giã nhỏ, hòa với 20 ml nước sôi nguội, chắt lấy nước cho 1 lần uống. Ngày cho uống 4 đến 6 lần. Bài rất hiệu quả.
Bài 36: ỈA CHẢY, KIẾT LỴ LÂU NGÀY
– Rau sam: 300g
– Rau má: 100g
– Cỏ nhọ nồi: 100g (sao cháy đen)
Cho 3 thứ trên vào nồi, đổ nước xâm xấp, đun sôi 20 phút. Sau đó lấy số nước trên, chia ít nhất 3 lần uống trong ngày.
(Bài thuốc này ngoài chữa ỉa chảy còn có tác dụng chữa xung huyết dạ dày, xung huyết đại tràng. Nên kiên trì dùng)
Bài 37: ỈA CHẢY LÂU NGÀY
– Gà ác loại nhỏ: 1 con
– Ngải cứu: 1 nắm to
Gà ác làm sạch, cho ngải cứu vào đầy bụng gà. Hầm cách thủy 1 tiếng, sau đó ép lấy nước trong con gà, cho bé uống 2 lần. Ngày làm 2 con, như trên, nên cho bé uống khi nước chưa để nguội lâu. Hiệu quả thấy được từ ngày thứ 4 trở đi.
Bài 38: ỈA CHẢY NHƯ XỐI NƯỚC, KÈM NÔN, SỐT (hay còn gọi thổ tả ở người lớn và trẻ em)
– Đầu tiên, đánh gió cho bệnh nhi bằng việc sử dụng 12 quả trứng gà ta. Mỗi lần dùng 2 quả luộc chín, chỉ lấy lòng trắng trứng, cho vào túi vải mỏng khi lòng trắng còn nóng. Cho luôn dây chuyền bằng bạc, hoặc trang sức bằng bạc vào bên trong lòng trắng trứng. Đánh gió từ trên đầu, xuống cổ, xuống ngực, bụng, nách, bẹn và hai chân. Tiếp đến lật úp người bé hoặc cho bé nằm nghiêng, tiếp tục đánh gió sau gáy, lưng, mông, chân, đặc biệt là lòng hai bàn chân. Xong 2 quả trứng đầu, lấy 2 quả tiếp theo, làm y như trên, dây bạc có thể thay cái mới. Vì lúc này dây bạc đã chuyển thành màu đen hoặc xanh thẫm. Nếu dùng dây cũ thì rửa sạch bằng rượu gừng, sau đó tiếp tục. Cuối cùng không quên giã nát hành tăm chà dưới lòng bàn chân hoặc lấy dầu tram xoa vào lòng hai bàn chân.
– Kế đó, lấy gừng tươi, đâm nát, hòa nước ấm. Tùy theo bé lớn nhỏ mà cho uống lượng nước gừng cho phù hợp với lứa tuổi. Trẻ dưới 3 tháng: Gừng 10gam giã nát, hòa với 20ml; trẻ trên 3 tháng đến 6 tháng là 15gam hòa với 30ml, trẻ lớn hơn thì lượng lớn hơn, cho bé uống nước gừng tươi càng sớm càng tốt.
– Sau đó, chuẩn bị các thứ:
* Gừng tươi: 1 lát
* Tía tô: 10 lá
* Kinh giới: 10 ngọn
* Lá mơ lông: 10 lá (sao vàng hạ thổ)
* Cỏ sữa lá lớn: 10 nhánh (sao vàng hạ thổ)
* Búp ổi: 10 búp (sao vàng hạ thổ)
Tất cả sau khi được chuẩn bị, cho vào nồi sắc với 600ml, đun nhỏ lửa, cô đặc còn 200ml. Dùng lượng nước đó cho bé uống cả ngày. Bé lớn nhỏ uống tùy theo độ tuổi. Sang ngày mới, tiếp tục làm như vậy.
Bài 39: TRỊ GIUN KIM
Ngày lấy 100g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt cho bé uống vào buổi sáng khi chưa cho bé ăn gì. Đến trưa mới cho bé ăn. Làm trong 1 tuần
Bài 40: XỔ GIUN
Ngày dùng hạt bí ngô (100g), giã nhỏ cho bé ăn buổi sáng, không cho bé ăn gì cho đến buổi trưa. Kiên trì 5 đến 7 ngày
Bài 41: KHỚP SƯNG NÓNG, ĐỎ, ĐAU, GÚT CẤP TÍNH
Dùng lá đu đủ giã nát đắp lên khớp, để qua đêm
Bài 42: LÊN CƠN HEN SUYỄN
Dùng 1 nắm hẹ tươi, rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt uống liền. Giảm nhanh cơn ho. Nhiều bệnh nhân nhai trực tiếp hẹ sống, cho hiệu quả tốt
Bài 43: HO LÂU NGÀY, HO GÀ
– Hoa đu đủ đực: 30g
– Hoa khế: 20g
– Đường phèn: 20g
Hấp cách thủy 2 thứ trên 30 phút, sau đó chắt lấy nước uống trong 1 lần. Ngày làm 3 lần.
Bài 44: TRỊ HO DO LẠNH Ở TRẺ SƠ SINH
– Hẹ tươi: 20g
– Đường phèn: 10g
Hấp cách thủy 30 phút, sau chắt lấy nước cho bé uống trong 1 lần. Ngày làm 4 đến 5 lần. Làm một lần cho bé uống nhiều lần trong ngày thì nhân số lượng các thứ trên.
Bài 45: HO LÂU NGÀY
– Vỏ cây dâu tằm: 10g
– Vỏ rễ cây chanh (hướng đông): 10g
Sắc với 3 bát nước, còn 2 bát, chia nhiều lần uống trong ngày.
Bài 46: MỘNG TINH, DI TINH, LIỆT DƯƠNG
– Dây tơ hồng xanh: 60g
– Xương sống heo đực: 150g
– Rượu trắng: 100g
Cho các thứ trên vào ninh nhừ, ăn trong ngày. Ăn 2 tuần, nghỉ 1 tuần, dùng liên tục tới khi khỏe
Bài 47: BỔ THẬN, DƯỠNG TINH
– Chim sẻ: 5 con
– Hành cây: 3 nhánh
– Gạo tẻ: 50g
– Rượu vang: 100ml
Thịt chim sẻ làm sạch, rang chín thơm, cho rượu vang vào ninh chín. Sau đó hầm cháo gạo tẻ, cho thịt chim sẻ vào, thêm hành và gia vị. Ăn nhiều lần trong ngày. Ăn 5 ngày, nghỉ 2 ngày.
Bài 48: BỔ THẬN
Dùng nhiều trong các trường hợp thận yếu, yếu sinh lý cả nam và nữ, giúp ấm thận, cố tinh, hỗ trợ nhiều trong điều trị các chứng bệnh về thận, tiểu đêm nhiều, trẻ em đái dầm.
– Hẹ tươi: 100g
– Huyết bò (hoặc huyết lợn): 100g
Nấu như nấu canh, ăn ngày 2 đến 3 bữa. Kiên trì dùng lâu dài thay cho một món ăn cố định.
Bài 49: HO LÂU NGÀY
Áp dụng đối với trường hợp ho do lạnh, có thể dùng trong trường hợp ho có đờm. Lưu ý, trẻ trên 3 tuổi mới áp dụng, người thể nhiệt không nên áp dụng
– Lá trầu không: 7 lá
– Nước sôi nguội: 120ml
– Mật ong: 1 thìa cà phê
Trầu không rửa sạch, giã nát, hòa nước sôi nguội và mật ong, sau đó chắt lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Hiệu quả rất nhanh
Bài 50: HO LÂU NGÀY
Lưu ý: Trẻ trên 2 tuổi mới áp dụng bài này, người lớn không hạn chế đối tượng.
– Xương sông: 5 đến 7 lá
– Mật ong: 1 thìa cà phê
– Nước sôi nguội: 50ml
Xương sông rửa sạch, giã nát, cho nước sôi nguội và mật ong hòa chung. Sau đó chắt lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Bài này dễ áp dụng và hiệu quả.
Bài 51: CHỮA SỔ MŨI, CẢM LẠNH, HO CÓ ĐỜM
– Xương sông: 20 lá
– Kinh giới: 10 lá
– Tía tô: 10 lá
– Gừng tươi: 1 lát
Cho các thứ trên đun với 3 bát nước, cô đặc còn 2 bát. Một bát nước (tương đương 80ml) chia nhiều lần trong ngày cho con uống. Một bát còn lại dùng để xông mũi cho bé, ngày xông 2 lần. Nếu có máy khí dung thì 1 bát nước thuốc dùng được nhiều lần, dùng chưa hết cất vào ngăn mát tủ lạnh. Trường hợp không có máy khí dung thì xông bằng hơi nước đang bốc khói. Mỗi lần 15 phút, một nồi dùng để xông được 2 lần.
Kết hợp bôi dầu tràm dưới lòng bàn chân cho bé, hoặc đắp hành tăm (củ nén) dưới lòng bàn chân. Tuy nhiên, hết sức cẩn thận dễ bỏng da của bé.
Bài 52: CHỮA HO, KHÒ KHÈ, TIÊU ĐỜM (rất hiệu quả)
– Hẹ tươi: 120g
– Quất xanh: 8 đến 10 quả (cắt đôi, vắt nước, chỉ lấy vỏ)
– Đường phèn: 80g
– Nghệ chúa (Nghệ cái hay củ nghệ to và tròn trong đám nghệ và có các củ nghệ nhỏ mọc xung quanh): 50g (tương đương nửa củ)
Các thứ trên nên cắt khúc, lát mỏng cho vào cái lọ nhỏ, nồi nhỏ đậy kín. Sau đó cho nồi nhỏ hoặc lọ nhỏ này vào cái nồi lớn hơn, bên trong có sẵn ít nước. Nấu cách thủy như vậy 40 phút, sau chắt lấy nước cốt trong nồi nhỏ đó, chia nhiều lần cho bé uống trong ngày. Đây là bài thuốc dễ làm, hiệu quả, an toàn, nhiều người áp dụng và thành công. Có trường hợp 2 ngày khỏi ho, có trường hợp tới 12 ngày mới khỏi, nên kiên trì khi áp dụng, kể cả người lớn.
Bài 53: KHÓC DẠ ĐỀ
Các biểu hiện ở trẻ thường tới đêm là khóc, khóc từng cơn dài hoặc có khi nín, khóc không chịu bú, có khi khóc tới sáng mới thôi.
Dùng xác con ve sầu bỏ đầu, chân và cánh, nghiền thành bột mịn. Ngày 8 đến 10 cái xác ve hòa với 50ml nước, chia nhiều lần trong ngày cho bé uống.
Bài 54: KHÓC DẠ ĐỀ
– Cỏ lá tre: 30g
– Gạo lứt (hoặc gạo tẻ ngon): 50g
– Đường phèn: 20g
Cỏ lá tre cho vào nồi đổ 1 lít, hầm kỹ. Sau đó, dùng nước đó nấu cháo. Cho bé ăn, từng chút một.
Bài 55: TRỊ THẬN YẾU, ĐÁI DẦM Ở TRẺ
– Củ mài tươi: 100g. Nếu mua ở tiệm thuốc Bắc là Hoài sơn: 20g
– Bao tử lợn (heo): 1 cái
– Táo tàu (tiệm thuốc Bắc): 10 quả
– Rễ cây lúa nếp (là chủ vị nên kiếm và cất dùng): 30g
Cho các thứ trên vào nồi đất, hầm kỹ rồi cho bé ăn ngày 3 bữa. Rất hiệu quả, thường sau 15 đến 20 ngày.
Bài 56: HUYẾT ÁP THẤP
* Chuẩn bị:
– Cam thảo 20g
– Vỏ quế: 20g
– Cành quế: 50g
Cho ba thứ trên sắc với 700ml nước, cô đặc còn 500ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Lưu ý, người can nhiệt không dùng được, phụ nữ giai đoạn tiền, hậu mãn kinh không dùng được.
Bài 57: HUYẾT ÁP CAO
Dùng 100g rau ngổ rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, uống nhâm nhấp trong ngày. Hạ huyết áp rất hay.
Bài 58: LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI GIÀ
Dùng nước chảy từ thân cây tre, ngày 100ml dùng để uống.
Bài 59: SÂU RĂNG
Bài này có nhiều người đã áp dụng thành công
Lá bàng non, giã nát, cho thêm ít muối. Sau đó nhét bã lá bàng này vào vị trí răng sâu, để càng lâu càng tốt. Ngày chỉ cần 3 lá. Giảm đau rất nhanh. Thường 3 ngày là hết đau.
Bài 60: SÂU RĂNG
Dùng lá cây dòi (Bọ mắm), giã nát, cho tí muối nhét vào răng sâu.
Bài 61: HÔI MIỆNG, VIÊM HỌNG, GIẢM HO DO VIÊM HỌNG
Dùng lá bàng, bất kể già hay non (10 lá) hoặc vỏ cây bàng hoặc rễ bàng (100g) đun với 1 lít nước, 1 thìa canh muối, sôi 15 phút. Sau đó lấy nước dùng dần, ngày 3 đến 5 lần súc miệng.
Bài 62: SƯNG ĐAU HẦU HỌNG
Dùng 100g hẹ tươi, giã nát, vắt nước cốt chia nhiều lần trong ngày để uống, phần bã thì đắp lên hầu họng để càng lâu càng tốt. Hiệu quả từ 1 đến 2 tuần
Bài 63: SƯNG ĐAU HẦU HỌNG, RÁT CỔ
Dùng 20 con giun đỏ (loại giun nhỏ thường làm mồi câu cá), làm sạch, (không rửa bằng nước) cho vào với 2 thìa canh đường trắng. Để 1 tiếng sau lấy nhớt giun đã tiết ra thấm vải xô, đắp vào dưới cổ họng. Bài rất hay.
Bài 64: TẮT TIẾNG, MẤT GIỌNG
Mỗi ngày dùng 5 quả mướp đắng (khổ qua) rừng là tốt nhất, nếu không có thì dùng mướp đắng trồng loại quả nhỏ, nhiều gai. Bỏ hạt, cắt thật mỏng, đun với 500ml nước, sôi 20 phút. Sau lấy nước chia 5 đến 7 lần súc miệng trong ngày, mỗi lần ngửa cổ 5 đến 7 phút rồi nuốt, phần bã thì ăn nhiều lần trong ngày. Bài rất hiệu quả.
Bài 65: CHỮA VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA
Các biểu hiện như ngứa, rát, viêm nhiễm
– Rau sam: 50g
– Vải xô
– Muối trắng
Rau sam giã nát, thêm ít muối (không cần nhiều), bỏ vào vải xô sạch đã chuẩn bị, ấp vào âm hộ 4 giờ. Ngày làm 2 lần.
Nên kết hợp rửa nước đun từ nước lá bàng, cho hiệu quả cao.
Bài 66: KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU, HÀNH KINH KÉO DÀI
– Cam thảo nam: 30g
– Cỏ nhọ nồi: 30g (sao cháy đen)
Cho 2 thứ vào đun với 1 lít nước, cô đặc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Nên làm 1 tuần.
Bài 67: SỎI THẬN
Ngày 200g rau ngổ, rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt và uống nhiều nước trong ngày. Nên đun nước râu ngô, rau má, bông mã đề uống kèm. Đối với người sỏi thận, sạn thận dùng hiệu quả thấy nhanh.
Bài 68: TRỊ MỤN DO DỊ ỨNG MỸ PHẨM, MỤN DO NHIỄM TRÙNG VÀ MỤN TRỨNG CÁ TUỔI DẬY THÌ
– Ngày lấy 100 g lá bàng hoặc rau sam, đun đặc nước. Lấy nước đó lau mặt nhiều lần trong ngày
Bài 69: GIÃ RƯỢU
Thường ngày tết do uống nhiều bia rượu, đàn ông thường say rượu, các mẹ nên chuẩn bị các cách giã rượu như sau:
– Nước chanh muối cho uống
– Hầm vỏ đậu xanh cho uống
– Rau muống tươi vắt nước cho uống
– Nước cốt lá dong cho uống
– Nước cốt giá đỗ cho uống
Bài 70: MẤT NGỦ
– Gạo nếp: 50g
– Long nhãn: 60g
– Trần bì (vỏ quýt hôi): 15g
– Hạt sen: 60g
Cho các thứ trên, nấu chín nhừ như nấu chè. Khi ăn cho thêm đường, ăn lúc đói, ăn nhiều lần trong ngày. Thường 20 ngày mới thấy được hiệu quả
Bài 71: NGỘ ĐỘC DO RƯỢU
– Cam thảo (50g), Đậu xanh (100g), đun đặc nước uống khi còn nóng, có tác dụng giải độc nhanh. Dùng trong nhiều trường hợp ngộ độc, cần xử lý kịp thời nếu không có điều kiện tới bệnh viện sớm. Trong nhà, các mẹ nên lưu ý có sẵn để phòng khi cần thiết.
Bài 72: ĐAU BỤNG TRƯỚC KỲ HÀNH KINH
Dùng rau ngổ (loại rau hay nấu món canh chua) 100g, rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, uống nhâm nhấp, giảm đau rất hay. Lưu ý: Phụ nữ có thai kiêng loại rau này vì dùng rau này nguy cơ sảy thai rất cao.
Bài 73: VẾT THƯƠNG SƯNG TO, BẦM TÍM
Dùng nước tiểu của bé trai từ 6 đến 7 tuổi, bỏ đoạn đầu, đoạn cuối. Lấy khúc giữa, hâm nóng. Lấy vải đóng khố ngải cứu tươi, thấp nước tiểu xoa, nhiều lần lên vết thương.
Bài 74: THỦY ĐẬU
Dùng 200g rau sam, đun với 5 bát nước, cô đặc còn 3 bát. Dùng 1 bát chia nhiều lần cho bé uống, 2 bát còn lại lấy khăn thấm nước đó lau, chấm lên các nốt thủy đậu.
Bài 75: CẢM LẠNH
– Củ cải trắng: 100g
– Gừng tươi: 60g
Đun với 1 lít nước, sôi 20 phút, chia nhiều lần uống trong ngày.
Bài 76: CẢM NẮNG
– Lõi trắng cây tre: 50g
– Hương nhu: 50g
– Bạch biển đậu (đậu ván trắng): 50g (sao vàng)
Đun với 1 lít nước, sôi 20 phút, chia nhiều lần uống trong ngày
Bài 77: ĂN KHÔNG TIÊU, ĐẦU BỤNG
– Hoắc hương: 6g
– Hương nhu: 5g
– Trần bì: 8g
– Gừng tươi: 3 lát
Sắc với 700ml nước, cô đặc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày
Bài 78: CHỮA BỆNH HUYẾT TRẮNG (bạch đới)
Dùng 50g Bạch biển đậu (Đậu ván trắng) sao chín thơm, tán bột mịn, đun với nước vo gạo mà uống.
Bài 79: CHỮA BỎNG
Ngay khi bị bỏng, nhanh dùng dầu vừng (hay dầu mè) bôi lên, tác dụng tốt, không gây phồng rộp da. Lại lấy lá sim đun đặc nước, thường xuyên lau rửa lên vùng da bị bỏng
Bài 80: XUẤT HUYẾT, LỴ RA MÁU, KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU
Hoa mào gà khô, mỗi lần lấy 2 gam hãm nước sôi rồi uống. Ngày uống 10g, cách nhau 2 tiếng.
Bài 81: Ợ CHUA, Ợ HƠI
Mỗi lần lấy 40g sắn dây hòa nước uống. Ngày 3 lần. Nên kiên trì
Bài 82: TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, VIÊM LOÉT DẠ DÀY
Mỗi ngày dùng 100g lá sung hoặc quả sung, sao vàng đun đặc và uống thay nước hàng ngày. Nên kiêng đồ chua, ngọt, đồ lên men, nước uống có ga, ăn rau trước khi ăn tinh bột
Bài 83: SỎI MẬT
Ngày dùng 100g quả sung (không non, không già), cắt lát, sao vàng hạ thổ, đun đặc với nước. Uống thay nước hàng ngày. Hiệu quả từ 3 tháng trở lên
Bài 84: ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Dùng ớt chỉ thiên 1 kg, ngâm với 2 lít rượu nếp 60 độ, ngâm càng lâu càng tốt. Dùng rượu đó xoa lên các khớp.
Bài 85: VIÊM TUYẾN LỆ
Mỗi lần dùng 10 lá trầu không đun đặc nước, xông mắt khi nước còn bốc hơi. Ngày làm 3 lần.
Bài 86: HÔI CHÂN
Dùng lá liễu sắc đặc nước, ngâm chân trước khi đi ngủ. Lại lấy lá liễu lót ở đế giày.
Bài 87: HÔI NÁCH
Dùng lá liễu, lá đào đun đặc nước, thường xuyên rửa nách
Bài 88: THẤP ĐỘC, PHONG THẤP
Thường dùng trong trường hợp, các bé nổi nhiều ung nhọt từ bắp đùi trở xuống, các chứng đau nhức phong tê thấp
– Lá và cành dâu: 100g
– Thân và rễ lá lốt: 100g
Đun đặc với 2 lít nước, ngâm rửa nhiều lần cho bé. Nên kiên trì một thời gian dài mới thấy được hiệu quả.
Bài 89: MỒ HÔI TAY, CHÂN
Mỗi ngày lấy 100g thân và rễ lá lốt đun đặc nước, sau đó khi nước còn ấm thì ngâm chân tay. Kiên trì dài ngày kết hợp với món hẹ nấu với huyết lợn
Bài 90: MẤT NGỦ
Hàng ngày lấy lá cây lạc (đậu phộng), sao vàng hạ thổ: 100g, đun đặc nước và uống. Lưu ý: Lá cây lạc thu hái sau 3 tháng hoặc phơi nắng trực tiếp thì không còn có tác dụng chữa bệnh.
Bài 91: HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG VÀ BỆNH GÚT
– Rau má: 50g
– Lá sa kê (vàng mới rụng): 2 lá
– Lá ổi: 50g
– Đậu bắp: 30g
Đun nước uống hàng ngày.
Bài 92: TRỊ ĐÁI RA MÁU
– Lá tre: 20g (sao vàng hạ thổ)
– Rễ cỏ tranh tươi: 50g
– Rau má: 30g
– Hoa cây mã đề: 30-50g
Sắc với 2 lít nước, sôi 30 phút, sau đó lấy nước uống hàng ngày.
Bài 93: CAO HUYẾT ÁP
Cỏ mần trầu toàn cây: 500g, giã nát, đun với 300ml nước, đun sôi để nguội. Ngày uống 2 lần.
Bài 94: TRỪ CHẤY RẬN Ở TRẺ
Dùng 50g hạt quả na (mãng cầu ta) đâm nát, đun với 500ml, sôi 10 phút. Dùng nước đó để gội đầu cho bé. Đặc biệt chú ý: Nước này rất độc nên tránh bắn vào mắt.
Có thể dùng nước này làm thuốc trừ sâu hữu cơ rất tốt.
Bài 95: TRÚNG ĐỘC DO ĂN CUA CÁ
– Lá tía tô: 30 g, đun với 200ml nước, sôi 10 phút, uống khi nước còn nóng, giải độc nhanh
Bài 96: ĂN UỐNG KHÔNG TIÊU
– Rau mùi tàu (ngò tây) khô: 10g
– Cam thảo nam: 6g
Đun với 300ml nước, sôi 15 phút. Lấy nước đó chia 3 lần uống. Mỗi lần uống nóng
Bài 97: BỌ CẠP CẮN
Dùng ngay húng chanh (tần dày lá) giã nát và đắp lên
Bài 98: ONG ĐỐT
Dùng ngay cành hoa đại, cắt vát còn mủ, chà xuôi chiều chân lông.
Bài 99: BỔ THẬN, SÁNG MẮT, ĂN NGỦ KÉM
Dùng quả dâu tằm, ngày ăn 20g. Rất công hiệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *