Trẻ sơ sinh bị ho có đờm thường do dị ứng với khói bụi, phấn hoa, nguồn không khí môi trường bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi. Bé cũng có thể bị truyền nhiễm do virut qua đường hô hấp, sởi, ho gà, virut thủy đậu
Dưới đây là tổng hợp 15 cách trị ho đờm hiệu quả cho bé
1. Dùng hành tây chữa đờm cho bé Hành tây (dùng cho bé cơ địa lạnh sẽ tốt hơn). Món hành tây thường áp dụng một lần đã cho kết quả nhưng phải dùng 2, 3 ngày cho sạch hẳn đờm
Cách 1:Hành tây bóc vỏ, thái lát vừa đủ nửa bát cơm, thêm 20g đường phèn đập dập trộn lẫn, sau đó đem hấp cách thủy 30 phút. Để hành nguội (vẫn còn hơi âm ấm), chắt lấy nước cho bé uống. Nếu uống không hết thì trong ngày hâm lại cho nóng và uống tiếp. Bài này dành cho bé dưới 1 tuổi. Bé sẽ tiêu đờm bằng cách trớ ra hoặc nuốt xuống dạ dày.
Cách 2: Hành tây bóc vỏ, thái lát vừa đủ nửa bát cơm sau đó đem hấp cách thủy 30 phút. Để hành nguội bớt và trộn vào 4 thìa cafe mật ong (vẫn còn hơi âm ấm), chắt lấy nước cho bé uống, nếu ăn được cả bã là tốt nhất. Nếu uống không hết thì trong ngày hâm lại cho nóng và uống tiếp. Bài này dành cho bé trên 1 tuổi. Bé sẽ tiêu đờm bằng cách trớ, ho ra hoặc nuốt xuống dạ dày.
Cách 3: Bước 1: Nấu một nồi cháo trắng. Bước 2: Hành tây nửa củ, lá tía tô 10 lá (to), tất cả cho vào cối xay nhuyễn. Bươc 3: Khi cháo chín thì cho hỗn hợp hành tây và tía tô vào cháo khuấy trong 5 phút cho hành chín và hết hăng. Bước 4: Để cháo nguội bớt và cho trẻ ăn như bình thường, cách này làm cho trẻ biết ăn cháo trở lên.
2. Rau diếp cá + nước vo gạo
Nguyên liệu: 5 – 10 lá diếp cá; 1 bát nước vo gạo
Cách thực hiện: Rửa sạch, giã nhuyễn từ 5 – 10 lá diếp cá. Sau đó, trộn đều 1 bát nước vo gạo + lá diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi và để lửa riu riu chừng 20 phút. Nhắc xuống bếp, lọc lấy nước để nguội cho bé uống.
Lưu ý: Để phát huy tác dụng, mẹ nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ. Ngày uống 3 lần. Ngoài ra, khi trị ho cho bé bằng hỗn hợp trên, mẹ nên kiêng cho bé ăn đồ tanh như thịt gà, cua, tôm…
3. Hỗn hợp đường nâu + tỏi + gừng
Nguyên liệu: 1 miếng đường nâu; 2 – 3 tép tỏi, vài lát gừng, một chút xíu nước lọc
Cách thực hiện: Đun sôi hỗn hợp đường nâu, vài lát gừng, 2 hoặc 3 tép tỏi, nước lọc sau đó để lửa liu riu chừng 10 phút, để nguội rồi cho trẻ uống.
4. Lá húng chanh (tần dày lá) kết hợp đường phèn hoặc mật ong
Nguyên liệu: 1 nắm lá húng chanh; 1 ít đường phèn hoặc mật ong Lá húng chanh kết hợp đường phèn hoặc mật ong.
Cách thực hiện: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ trộn chung với đường phèn hoặc mật ong sau đó mang đi hấp cách thủy. Cho trẻ uống 2 lần/ ngày. Lá húng chanh có tác dụng thông cổ, lợi phế, trị đờm hiệu quả
5. Quất xanh chưng mật ong/đường phèn
Nguyên liệu: 2 – 3 quả quất xanh, mật ong hoặc đường phèn
Cách thực hiện: Quất xanh rửa sạch, cắt ngang để nguyên hạt (vì có tác dụng làm tiêu đờm, ấm thanh quản trẻ) và vỏ trộn chung với mật ong hoặc đường phèn sau đó mang đi hấp cách thủy chừng 30 phút là có thể dùng được. Cho trẻ uống nhiều lần trong ngày
6. Cây xương sông + lá hẹ
Nguyên liệu: 1 nắm lá xương sông; 1 nắm lá hẹ, 1 ít đường
Cách thực hiện: Lá xương sông, lá hẹ thái nhỏ trộn chung với 1 ít đường mang hấp cách thủy và cho bé uống nhiều lần trong ngày. Lá xương sông có công dụng trị tiêu đờm, viêm thanh quản, trị cảm sốt hiệu quả
7. Cam thảo
Nguyên liệu: vài lát cam thảo, nước sôi Cam thảo có vị ngọt, vừa chứa thành phần kháng khuẩn vừa giúp làm dịu cổ họng nên mẹ có thể cho trẻ uống mỗi khi trẻ lên cơn ho.
Lưu ý: không sử dụng cam thảo trị ho cho trẻ sơ sinh.
8. Hoa hồng trắng
Nguyên liệu: 5 – 10 cánh hoa hồng trắng; một ít đường phèn, 1 ít nước lọc. Hoa hồng trắng và đường phèn chữa ho cho bé.
Cách thực hiện: Cánh hoa hồng bạch rửa sạch, trộn chung với nước lọc và đường phèn. Mang hấp cách thủy. Cho bé uống 1 thìa/ lần; 3 – 4 lần/ ngày.
9. Đường phèn + lá hẹ
Nguyên liệu: 1 ít đường phèn, 1 nắm lá hẹ.
Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, cắt nhuyễn; đường phèn giã nhỏ trộn chung với nhau, mang hấp cách thủy. Sau đó lọc lấy nước cho bé uống. Liều lượng uống 2 -3 thìa/ lần. Ngày uống 2 lần.
10. Hỗn hợp thủy lê, đường phèn, xuyên bối chưng cách thủy
Nguyên liệu: 1 trái lê to; đường phèn giã nhỏ; 5 hoặc 6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y).
Cách làm: Lê rửa sạch, gọt vỏ, khoét bỏ lõi. Cho đường phèn và hạt xuyên bối vào bên trong quả lê rồi mang hấp cách thủy chừng 30 phút. Hỗn hợp này có tác dụng trị viêm phổi, tiêu đờm, ho hiệu quả. Cho bé ăn ngày 2 lần.
11. Nước củ cải trắng luộc
Nguyên liệu: 1 củ cải trắng, 1 ít nước lọc Nước củ cải trắng luộc chữa ho có đờm cho bé. Cách thực hiện: Củ cải trắng rửa sạch, cắt lát cho vào một nồi nhỏ, thêm vào 1 bát nước lọc, đun sôi sau đó để lửa liu riu chừng 10 phút. Nước củ cải luộc trị ho khan, ho có đờm.
Lưu ý, uống nước củ cải khi còn ấm nóng mới phát huy được tác dụng.
12. Nước tỏi hấp đường phèn chữa ho cho bé
Nguyên liệu: 2 -3 tép tỏi, 1 viên đường phèn, 1 chén nước lọc
Cách thực hiện: Tỏi đập giập, cho vào bát cùng với đường phèn + nước lọc hấp cách thủy 15 phút. Chỉ cần cho bé uống nước không cần ăn cái, ngày uống 2 – 3 lần. Nên uống nước khi còn ấm, tác dụng trị ho, cảm lạnh, tốt cho dạ dày, phổi.
13. Hỗn hợp hành tây, hành tím, tỏi, gừng và đường
Nguyên liệu: hành tây, hành tím, tỏi, gừng và đường
Cách thực hiện: Hành tây, hành tím, tỏi, gừng thái lát, cắt nhỏ + đường cho vào 1 lọ thủy tinh nhỏ, sạch sẽ. Sau đó đóng nắp chặt lại và xóc nhẹ cho các hỗn hợp gia vị trộn đều vào nhau. Sau 4 tiếng đồng hồ là có thể sử dụng được.
Lưu ý: hỗn hợp trên có thể dùng được trong vòng 1 năm.
14. Cải cúc kết hợp cùng mật ong
Nguyên liệu: 1 nắm lá cải cúc; một ít mật ong. Cải cúc kết hợp cùng mật ong chữa ho cho bé.
Cách thực hiện: Lá cải cúc rửa sạch, để ráo nước, xắt nhuyễn. Sau đó cho thêm vào 1 ít mật ong mang hấp cách thủy. Sau 20 phút hấp cách thủy, để nguội cho bé uống. Để phát huy hiệu quả, nên cho bé uống từ 3 – 5 ngày.
Theo Đông y, cải cúc lành tính, có tác dụng trị ho rất hiệu quả.
15. Hạt chanh đường phèn chữa ho có đờm cho bé
Nguyên liệu: 1 thìa cà phê đường phèn, 6 hạt chanh, 1 ít nước lọc.
Cách thực hiện: Cho hạt chanh, đường phèn vào một cối sạch giã nhuyễn. Sau đó hòa vào hỗn hợp trên 1 ít nước lọc rồi mang hấp cách thủy, hoặc có thể canh nồi cơm vừa cạn cho vào hấp đến khi cơm chín là dùng được. Trước khi cho bé uống gạn sạch bã. Liều uống 1 -2 thìa/ lần, 1 ngày uống 4 – 6 lần. Công dụng trị ho, tiêu đờm.
Trẻ bị ho đờm xảy ra khi nào, có nguy hiểm không?
Khi nhiệt độ môi trường giảm mạnh, lúc thời tiết trở trời là thời gian trẻ em hay bị ho có đờm. Tình trạng này xảy ra ở trẻ rất khó để phát hiện sớm vì không có dấu hiệu rõ ràng thể hiện ra ngoài, chỉ khi đờm ở cổ họng tích tụ khiến bé khó thở, thở khò khè thành tiếng thì mới phát hiện bệnh. Tuy nhiên nếu như các phụ huynh để ý khi thấy trẻ lười ăn bất thường, có thể nôn trớ thì hãy xem xét và theo dõi trẻ hoặc đưa trẻ tới phòng khám.
Hiện tượng trẻ bị ho có đờm xảy ra khi các chất bã đậu, máu, mủ, giả mạc, dịch nhầy ở hốc mũi, phế quản, xoang hàm trán, phế nang, họng gặp vấn đề và gây ra sự tắc nghẽn ở đường hô hấp khiến cho cơ thể bé phản ứng ho liên tục để mong đào thải chúng khỏi cơ thể.
Trẻ nhỏ bị ho có đờm có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, gây cảm giác khó chịu, khiến trẻ dễ cáu gắt và một số biến chứng khác nếu như không được chữa trị kịp thời để bệnh kéo dài.
Nguyên nhân trẻ ho nhiều đờm về đêm
Hiện tượng này xảy ra khi bé đi ngủ ngay sau thời điểm dùng bữa, khi vừa ăn no xong, những dịch vị tiết ra từ hệ tiêu hóa rất nhiều, lượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết, có nguy cơ gây trào ngược dạ dày. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng có khả năng khiến trẻ bị ho đờm buổi đêm như: khi do bé bị ho ngang, do môi trường, thời tiết ảnh hưởng hoặc bé chạy nhảy quá nhiều vào thời điểm lúc trước khi đi ngủ.
Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi vì sao
Hiện tượng này gặp phải ở rất nhiều bé, nguy cơ gây ra tổn thương trên diện rộng và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng vì các vi khuẩn, virus đã bị xâm lấn và lan ra khắp cơ thể trẻ.
Nguyên nhân được xác định là do sức đề kháng của bé không được đảm bảo tốt nhất hoặc có thể do cơ địa của trẻ không tốt. Các phụ huynh nên áp dụng các phương pháp chữa trị ho đờm cho trẻ ở phần tiếp theo của bài viết để bé khỏi ho dứt điểm.
Cách chữa trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Phương pháp chữa trị ho cho trẻ sơ sinh và trẻ em trên sơ sinh sẽ khác nhau vì những đặc thù về thể trạng phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Chữa ho có đờm cho trẻ em trên 1 tuổi
Những biện pháp chữa trị ho có đờm sau đây được áp dụng với các bé trong độ tuổi trên sơ sinh (>1 tuổi) đến độ tuổi thiếu nhi. Không giống với những cách điều trị ho đờm với người lớn, ở trẻ nhỏ có những đặc thù về thể trạng cơ thể chưa phát triển hoàn toàn nên sẽ cần rất thận trọng khi thực hiện các bài thuốc trị ho cho bé.
Cải cúc, mật ong: Ngải cứu tươi, rửa sạch, thái nhỏ, cho mật ong vào, hấp cách thủy 20 phút rồi để nguội là có thể cho bé uống. Công dụng của bài thuốc giúp trẻ tiêu đờm, khỏi ho nhanh chóng chỉ từ 2-5 ngày thực hiện. Trong sách y học cổ truyền có đoạn: “Cải cúc là một loại thực vật lành tính, công dụng trị ho cho trẻ em đặc hiệu, không gây biến chứng hay tác dụng phụ. Mật ong là vị thuốc quý trong việc điều trị các bệnh về ho”
Đường phèn, hạt chanh: cần vài hạt chanh, cho đường phèn vào, xay nhuyễn cho thêm nước và đem hầm cách thủy 15 phút. Chỉ chắt lấy nước rồi cho bé uống mỗi ngày 5 lần, từ 1-2 thìa con trong 2-3 ngày giúp bé tiêu đờm, khỏi ho lâu ngày.
Gừng, hành tím, tỏi, hành tây, đường: thái các nguyên liệu thành lát nhỏ, cho thêm đường, cho vào lọ thủy tinh, xóc đều lên. Sau đó để ngâm trong 4 giờ là có thể cho bé sử dụng. Nếu trẻ không dùng hết, có thể giữ thuốc để dùng trong thời gian dài ( khoảng 1 năm). Thuốc có công dụng tiêu đờm nhanh, giảm các cơn ho của trẻ chỉ với vài lần sử dụng.
Củ cải trắng: luộc lên rồi lấy nước luộc đó cho trẻ uống, chú ý cắt củ cải ra thành các lát nhỏ trước lúc luộc, trong khi luộc cho nhỏ lửa trong khoảng 10 phút là được. Cho trẻ nhỏ uống nước khi nước còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất trị ho có đờm, ho khan.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Siro Xạ Can Diva và Viên Ngậm Xạ Can Diva Hỗ trợ: Làm giảm các chứng ho, đau họng, ngứa rát họng