Hãy cố gắng mỉm cười cả ngày để xem liệu bạn có cảm thấy lạc quan hơn không.
Nụ cười của bạn có thể tiết lộ rất nhiều điều. Có khi là một nụ cười chân thành, cũng có lúc nụ cười dùng để che đậy nỗi đau, sự bối rối hoặc cơn thịnh nộ.
Con người chúng ta nói chung khá tinh tế trong việc tìm hiểu xem nụ cười của người đối diện có thật hay không. Chẳng hạn như nụ cười từ những người làm các nghề dịch vụ, chắc hẳn các tiếp viên hàng không cũng không thực sự hài lòng khi cười với hành khách nhưng đó là yêu cầu nghề nghiệp. Hoặc có thể bạn bè của bạn, những người lúc nào cũng cười nói vui vẻ, cười sảng khoái khi gặp bạn nhưng họ đã nói dối bạn suốt thời gian dài trong việc họ lấy lợi ích từ công ty của bạn rất nhiều.
Bất kể những cảm xúc biểu hiện trong nội tâm như thế nào thì một nụ cười có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nụ cười có thể thúc đẩy tâm trạng của chúng ta, gửi tín hiệu khoái cảm đến bộ não và thậm chí cải thiện, kéo dài mối quan hệ của chúng ta.
Chúng ta sẽ có cảm giác an toàn khi nhìn thấy một nụ cười. Một nụ cười báo hiệu rằng bạn an toàn, bạn được chào đón, bạn không gặp nguy hiểm và tôi là một người bạn chứ không phải kẻ thù.
Lindsay Dodgson là một phóng viên chuyên viết về tâm lý học, khoa học, lối sống và các mối quan hệ trong cuộc sống. Cô quyết định sẽ làm một thử nghiệm để kiểm tra điều gì sẽ xảy ra khi bạn luôn luôn mỉm cười với mọi người. Cô cho biết:
“Nụ cười của tôi thường đến một cách dễ dàng khi tôi đi cùng bạn bè hoặc cảm ơn ai đó đã phục vụ cà phê cho mình, thời gian còn lại thì khó để cười hơn. Chẳng hạn khi đi máy bay, trong lúc quá cảnh, tôi hiếm khi thấy nụ cười trao đổi giữa mọi người. Khi đi trong ống lên báy may London, mọi người gần như chỉ nhăn mặt khi nhìn nhau – đừng nói gì đến việc cười với họ.
Kết quả là, tôi giữ khuôn mặt đăm chiêu khi đi dạo quanh thành phố hoặc lên tàu, đơn giản vì đó là hiện trạng, và sẽ cảm thấy kỳ lạ khi làm bất cứ điều gì khác. Có vẻ như khuôn mặt chua chát của tôi có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, vì vậy tôi đã cố gắng mỉm cười với mọi người mà tôi gặp trong cả ngày hôm đó để xem liệu có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình không.
Phản ứng ngay khi đó của tôi là ‘thật không thoải mái’. Nỗ lực, cố gắng để mỉm cười đột nhiên làm cho tôi cảm thấy khó xử và hời hợt – mà tôi đoán là chính xác đó là những gì đang thể hiện ra.
Một ngày của tôi khá đều đặn. Tôi thức dậy, làm bữa sáng và ra ngoài chạy bộ. Tôi không cảm thấy muốn cười khi đang chạy và thở hổn hển quanh công viên, nhưng tôi đã cố gắng hết sức. Tôi không nghĩ mọi người đang mong đợi tôi nhìn vào mắt họ và mỉm cười khi họ cũng đang tập thể dục, nhưng tôi khi tôi cố cười với họ thì không nhận được bất kỳ phản ứng nào cho thấy họ quá ngạc nhiên vì nụ cười của tôi.
Sau đó, tôi tắm và đi ra ngoài, tôi bắt gặp một vài nụ cười từ những người khác trên đường đến ga tàu điện ngầm. Tôi tự hỏi liệu có phải điều đó là sự phản ánh tinh thần tích cực của tôi không, nhưng cũng có thể do hôm nay là thứ bảy nên mọi người thoải mái hơn.
Mỉm cười với mọi người trên tàu điện ngầm thì khó khăn hơn và tôi đã không gặp nhiều may mắn khi cố gắng gửi sự tích cực của mình ra. Tôi đã có một chuyến đi ngắn vào thị trấn, nhưng mọi người xung quanh đều đọc sách hoặc chăm chú vào điện thoại của họ. Ngay cả khi tôi gặp ai đó trực tiếp thì họ cũng lập tức quay mặt đi. Thật sự là không thành công.
Sau một hành trình khá thất vọng, tôi đã gặp một số người bạn và quên đi thí nghiệm của mình, nhưng tôi khá chắc chắn rằng tôi đã mỉm cười hầu hết thời gian. Những người không quen mà tôi thấy đủ gần để mỉm cười là một số nhân viên pha chế và tài xế Uber. Khi tôi mỉm cười với những người phục vụ thì họ đã đáp lại bằng những cái cong môi nhẹ, không hẳn là một nụ cười. Và người tài xế Uber thì khi tôi mỉm cười với anh ấy trong chiếc Toyota Prius lúc 1 giờ sáng, do trời quá tối nên không biết liệu người lái xe có cười lại không.
Cuối cùng, tôi đi ngủ với tâm trạng khá tốt. Nhưng như đã đề cập trước đó, hôm ấy là một ngày thứ bảy, điều đó có thể là do tôi có tinh thần tốt hơn. Làm thế nào tôi có thể biết những nụ cười của tôi có bất kỳ tác dụng nào? Khoa học có thể giúp chúng ta giải thích điều đó.”
Bên ngoài của chúng ta có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm thấy bên trong
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng hình thức bên ngoài của chúng ta có tác động đến cảm giác bên trong, như cách mà một số màu sắc nhất định có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của con người, hoặc ảnh hưởng đến khả năng trong thi đấu thể thao…
Theo một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý (Psychological Science), mỉm cười có thể giúp giảm cường độ phản ứng căng thẳng của cơ thể – mang đến một ý nghĩa mới cho cụm từ “cười và chịu đựng”. Một nghiên cứu khác, được công bố trên Canada Family Physician, cho thấy mỉm cười có thể làm giảm huyết áp.
Vì vậy, ngay cả khi không thể cảm nhận được điều đó, mỉm cười có thể đã có một tác động tâm lý đối với việc giảm căng thẳng suốt cả ngày. Điều đó có thể rõ ràng hơn nếu bạn vui vẻ trong thời gian dài thì tốt hơn việc là chỉ cười nhiều hơn trong ngày.
Bạn có thể nhận thấy rằng thật khó để không cười đáp lại khi người khác cười với mình. Trong thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỉm cười thực sự có thể lan truyền.
Chúng ta đều thích những nụ cười hạnh phúc và chúng sẽ khiến người xung quanh có xu hướng mỉm cười theo. Khi ở xung quanh những khuôn mặt căng thẳng trong tình huống căng thẳng, chúng ta cũng sẽ cảm thấy căng thẳng theo họ nhưng khi bạn ở xung quanh những nụ cười chân thật, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Nếu ai đó mỉm cười với bạn, có thể bản thân bạn sẽ cảm thấy mình nên cười và điều đó có thể làm cho tâm trạng của chúng ta tốt hơn.
Một nghiên cứu, được công bố trên Xu hướng Khoa học nhận thức (Trends in Cognitive Sciences), đã giải thích một lý thuyết cho lý do tại sao bắt chước biểu cảm khuôn mặt của người khác giúp chúng ta đồng cảm với cảm xúc của họ.
Nhưng một nụ cười gượng ép thì như thế nào? Mọi người sẽ bắt chước người khác cười dù không vui? Hay chỉ một ít người thấy được nụ cười này vì nó rõ ràng không chân thật?
Có nhiều loại nụ cười, theo các nhà tâm lý học – mỗi loại truyền đạt một điều gì đó khác nhau.
Vào thế kỷ 19, một nhà thần kinh học người Pháp tên là Guillaume Duchenne đã chia nụ cười thành hai loại: nụ cười thực sự có thể làm nhăn mắt, được gọi là “nụ cười Duchenne” và những nụ cười không thật lòng chỉ di chuyển cơ miệng, được gọi là “nụ cười Pan Am”.
Một bài báo của BBC từ năm 2017 cho thấy có thể có tới 19 loại nụ cười, nhưng chỉ có 6 trong số đó được sử dụng khi chúng ta thực sự hạnh phúc. Những kiểu cười khác, như cười ngượng ngùng, cười khinh bỉ và cười giả tạo đều được sử dụng với một thứ khác dưới bề mặt.
Lindsay nói: “Tôi không biết nụ cười ‘vì lợi ích của thí nghiệm’ của mình phù hợp với quy mô nào. Nhưng nếu tôi phải phân loại, thì đó sẽ là cảm xúc mà tôi đang cố gắng vượt qua, không hoàn toàn chân thật. Hoàn toàn có khả năng người qua đường nhìn thấy nụ cười của tôi – những người nhìn vào tôi dù thế nào – và nếu tôi muốn thực sự lan tỏa niềm vui, nụ cười của tôi phải đến từ sự chân thật, từ trong tâm.
Cũng có thể là sự căng thẳng khi làm thí nghiệm có lẽ vượt xa những lợi ích tâm lý mà tôi có thể cảm thấy .
Dù bằng cách nào, tôi rất vui khi thử mỉm cười vào lần tiếp theo khi có điều gì đó làm tôi căng thẳng, hoặc tôi cần phải nâng cao tâm trạng của mình. Nhưng khi nói đến người khác và cách bạn tương tác với họ, có lẽ nụ cười thiếu chân thật không thực sự tốt đến thế. Có lẽ người xung quanh bạn thực sự cần những nụ cười từ sự vui vẻ thật sự.“
Theo This Is Insider Minh Nguyệt