Trang chủ / Ăn Uống / Xử Lý Người Bị Say Rượu, Say Bia Đúng Cách

Xử Lý Người Bị Say Rượu, Say Bia Đúng Cách

Rate this post

Xử Lý Người Bị Say Rượu, Say Bia Đúng Cách. Kiến thức chăm sóc người say và nhận biết dấu hiệu bị ngộ độc bia rượu rất cần thiết. Khi ai đó uống say đến mức không thể tự chăm sóc mình, anh ta cần được giúp đỡ.

Bia rượu thường dẫn tới nhiều hệ lụy đau lòng. Đó là tai nạn, là ngộ độc, là cái chết và thương tật. Nếu may mắn tránh được thì nó cũng rất phiền toái và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đó là mất ý thức, là nôn mửa, là choáng váng và đau đầu cho tới tận hôm sau. Bia rượu không chỉ nguy hại cho người uống mà cả cho người khác.

Kiến thức chăm sóc người say rất cần thiết. Khi ai đó uống say đến mức không thể tự chăm sóc mình, anh ta cần được giúp đỡ. Nhận biết được các dấu hiệu ngộ độc bia rượu giúp bạn có thể cứu được anh ta. Những người yêu thích tiệc tùng, nhậu nhẹt càng cần phải có những kiến thức này.

Nhận biết một người đã uống quá nhiều:

Nói năng lịu nhịu.

Không còn đứng thẳng hoặc ngồi thẳng.

Muốn nằm dài ra đất.

Đi đứng không theo đường lối nào, ngã lên ngã xuống.

Cư xử khác thường, không thích hợp.

Nói lớn, có phản ứng bạo lực.

Mắt đỏ ngầu, đờ đẫn.

Không nhớ được những sự việc vừa xảy ra.

Bất ngờ thay đổi cách cư xử và tâm trạng.

Xác định người say này cần được chăm sóc đến mức nào

Điều này phụ thuộc anh ta đã say tới mức nào. Mỗi trường hợp cần được đánh giá theo hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên điểm cốt yếu cần ghi nhớ là phải chăm sóc anh ta đến khi việc say đó không còn nguy cơ gây nguy hiểm cho anh ta và cho người khác.

Không bao giờ để người say tới mức không còn biết gì một mình với suy nghĩ anh ta sẽ ngủ cho tới lúc tỉnh lại. Điều này rất nguy hiểm vì anh ta có thể có hành vi làm hại mình hoặc ngưng thở khi ngủ.

Cố gắng để người say đừng uống thêm nữa Xử Lý Người Bị Say Rượu, Say Bia Đúng Cách

Có thể đưa anh ta tránh xa bữa tiệc, ra ngoài hít thở khí trời, nói chuyện với anh ta. Lưu ý kiếm chỗ nào yên tĩnh một chút.

Nếu anh ta muốn uống, hãy mang cho anh ta một ly nước lọc hoặc nước trái cây. Nếu anh ta cứ nằng nặc đòi phải là ly bia hoặc rượu, bạn có thể nói dối rằng ly nước bạn mang tới có chưa rượu vodka trong đó. Nhiều khả năng anh ta sẽ tin, đặc biệt nếu lúc đó bạn kết hợp nhiều cách khác làm anh ta xao lãng như tán dóc hay cùng xem tivi với anh ta.

Đừng đưa người say cà phê, chỉ làm anh ta thêm mất nước và dạ dày bị kích thích.

Tránh nói bất cứ điều gì có thể làm người say kích động, nổi giận

Cố gắng duy trì bình tĩnh và đáng tin cậy suốt thời gian bạn chăm sóc anh ta. Người say có thể có tâm trạng thất thường, vì thế giữ một cái đầu tỉnh táo là việc của bạn.

Tránh nói với người say những câu mang tính cáo buộc, thay vào đó là các câu nói mang tính thuyết phục.

Cố gắng không để người say bị thương

Người say thường đi đứng không vững, giúp anh ta tìm một ghế ngồi an toàn, thậm chí ngồi xuống sàn nhà. Nếu anh ta có vẻ muốn nôn, hãy dẫn anh ta tới nơi thích hợp.

Nếu người say đang nằm mà muốn nôn hãy đỡ anh ta dậy đừng để anh ta bị nghẹt thở.

Nếu thấy người say nằm dưới sàn mà bạn không chắc có phải anh ta ngã xuống hay không thì cần thiết phải đưa anh ta đến bệnh viện khám. Người say rất dễ ngã, và ngã rất hay đi kèm tổn thương đầu, và tình trạng say rất dễ che dấu đi các dấu hiệu đầu bị chấn động hoặc thậm chí bị tổn thương nghiêm trọng.

Khi dìu người say đi, bạn phải nương theo cách đi của họ. Lý do người say không còn tỉnh táo vì vậy bạn đừng nói với họ phải đi thế này thế này như với người còn đủ ý thức.

Nếu người say muốn vào nhà tắm hãy đi cùng anh ta và đợi luôn trong nhà tắm. Với người say thì nguy cơ đụng đầu vào tường hay ngã đập đầu vào các bề mặt rắn trong nhà tắm là rất dễ xảy ra.

Đừng bao giờ bỏ mặc người say một mình

Phải luôn để mắt đến anh ta. Nếu bạn bận bắt buộc phải rời đi, bảo đảm phải có người thay thế bạn và người này cũng phải có kỹ năng chăm sóc người say và biết rõ trách nhiệm của mình.

Kiểm tra tình trạng người say thường xuyên

Bảo đảm anh ta luôn có phản ứng với lời nói và hành động của bạn. Bạn có thể gọi to tên anh ta, kêu anh ta mở mắt ra, chọc vào người anh ta xem phản ứng thế nào. Kiểm tra ngực và bụng xem nhịp thở anh ta thế nào, tốc độ hít thở 12-20 nhịp/phút là bình thường. Nếu có bất thường nên gọi cấp cứu.

Để ý xem người say có dấu hiệu bị ngộ độc rượu hay không

Nếu nhịp hít thở dưới 8 nhịp/phút, hoặc giữa hai nhịp kéo dài từ 10 giây trở lên, nếu bị chọc véo mạnh mà không có phản ứng thì có thể nghĩ đến ngộ độc rượu. Một số dấu hiệu khác có thể là:

Bất tỉnh, không thể tỉnh dậy.

Môi và đầu ngón tay chuyển màu xanh.

Mất nước nặng.

Nhịp tim nhanh bất thường.

Nôn trong khi ngủ và không thể tỉnh ngay cả khi nôn.

Đổ mồ hôi lạnh ở bàn tay, bàn chân.

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn thấy các dấu hiệu này.

Luôn ở bên người say bị ngộ độc rượu trong khi chờ người đến giúp

Giữ ấm anh ta, tiếp tục theo dõi nhịp thở. Hãy bình tĩnh, không hoảng loạn. Nỗi sợ hãi và lo lắng của bạn không làm tình trạng anh ta khá hơn, thay vào đó nên trấn an anh ta, và qua đó bạn cũng sẽ được trấn an hơn.

Nếu người say còn tỉnh, đừng đụng, chọc vào anh ta mà không giải thích tại sao bạn làm thế vì anh ta có thể có phản ứng bạo lực

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *