Thành công, của hơn 8 ngàn ca hiếm muộn, chậm chửa, tịt đẻ, hôm nay, có phải, nó đã được bắt đầu, từ nhiều năm trước.
LỄ CẦU SIÊU ĐẦU TIÊN.
Năm 2007 được báo mộng, nếu tổ chức đàn lễ cầu siêu, cho các liệt sỹ tại Thành cổ Quảng Trị thì rất tốt vì được nhiều người phù hộ.
Kiếm được 30 triệu, tôi nhờ Hòa thượng Thích Thiện Tấn mời giúp 49 nhà sư, theo yêu cầu trong mộng. Hòa thượng cười ngất vì chỉ bằng 1/3 số tiền tối thiểu cần phải có. Nhưng rồi ông nói; anh cứ quyết định đi, các Ngài sẽ phù hộ cho anh có tiền. Nếu anh không lo đủ, tôi sẽ chịu phần còn lại. Cuối cùng, một nhóm Hải Phòng tham gia góp thêm 97 triệu. Không mượn được, phải mua cả mâm, lọ hoa, bát, đĩa … Ngoài hơn chục mâm 10 loại hoa quả, quần, áo và rất nhiều thứ. Vậy mà vẫn ổn. Hòa thượng lại cười.
Hồi ấy chưa có ai làm, nên chính quyền tỉnh, thị trấn, an ninh, cảnh sát, đứng vây quanh, theo dõi xem có âm mưu, mục đích gì mà một thằng Hà Nội, không liên quan đến Quảng Trị, chiến tranh, bộ đội, mang hàng đống tiền vào đây làm lễ cho những người vô danh, chẳng liên quan gì đến nó. Họ chỉ mong mình có sai sót, là lấy lý do, còng đầu, vô khám ngay lập tức. Ngày đó Thành cổ Quảng Trị khó khăn lắm. 999 ngọn nến xếp dọc các con đường trong thành cổ, tượng trưng cho hàng chục ngàn người, đã ngã xuống vì tổ quốc. 81 Cây nến to, thắp sáng 81 ngày đêm, kiên cường chiến đấu, của các chiến sỹ, rất đẹp, lung linh, huyền ảo khắp trong thành cổ, trời đêm. Các thầy sư vô cùng hoan hỷ.
LỄ CẦU SIÊU CHO ĐỒNG BÀO LẠNG SƠN.
Năm 2010 lại được báo mộng, phải làm lễ cầu siêu cho những người chết từ hàng trăm năm trước, trở lại gần đây. Chủ yếu là đồng bào, chết vì rừng thiêng, nước độc, thiên tai, dịch bệnh và những cuộc xâm lược, từ phía bên kia biên giới. Họ cho tôi nhìn thấy một ngôi chùa cũ, mới được sơn sửa qua loa mà họ đang tụ hội ở đó. Lên mạng tìm, nhờ người Lạng Sơn kiếm mất mấy tháng, không thấy chùa nào, như trong giấc mơ. Đúng khi nản trí, thì có chị tên Linh nói, có chùa Bắc Nga giống như tôi mô tả “Trước cửa, xa xa chùa, có cái giếng và cái cây rất to, gần một dòng sông hoặc suối”. Tôi và vị ni sư trong bài “THẦY XẤU, CHƯA HẲN ĐÃ XẤU” đến kiểm tra, thì hoàn toàn đúng như vậy.
Khi đàn lễ được tổ chức, thì tiền thuê sư là nặng nhất, 9 vị sư, với giá 7 triệu/thầy.
Đúng ngày làm lễ, các vong lại báo: Chùa Bắc Nga không có sư, hàng ngày không có người hành lễ, cúng cơm, sẽ đói và không được Phật hộ trì, cứu vớt. Họ yêu cầu, làm ở chùa nào có sư, mà phải là sư hiền lành tử tế. Đồ lễ đã sắm, sư đã thuê, thông báo đã lan ra, mọi người đã đóng tiền, sẵn sàng tham dự. (Sư mấy chùa nối tiếng trong TP ở Lạng Sơn, không đồng ý cho tôi, tổ chức tại các chùa đó. Vì họ yêu cầu rất nhiều tiền, gấp 5 – 7 lần số tiền mà tôi huy động được).
Mai là làm lễ, chiều 16h, chính quyền huyện vẫn khẳng định; Không ảnh hưởng gì, cứ tiến hành bình thường. Mọi thứ bắt đầu được tiến hành, căng rạp, kê bàn ghế, căng dây … Đúng 16h30, anh Nghiệm, hồi đó tôi không biết đang làm chức gì (Bây giờ nghe nói, là phó bí thư, tỉnh Lạng Sơn) thông báo; chính quyền, an ninh tỉnh, không cho làm, phải dừng lại ngay lập tức. Thì ra mình muốn, nhưng người âm không thích, không đồng y, thì cố cũng không được.
Lần này thì biết họ tụ hội ở đâu rồi. Chỉ việc tìm chùa phù hợp, huy động được tài chính, tiền bạc, rước họ về chùa mà họ chỉ định, hoặc ưng ý là Ok.
Nói thì đơn giản, nhưng ngày ấy kiếm được 2 lần 150 triệu, là cả vấn đề rất rất lớn. Mất thêm 3 tháng, chúng tôi cũng tổ chức lại được, tại chùa Hàm Long, nằm trên đường 21, từ Phủ Lý – đi Nam Định, do Ni sư tên Hạnh, trụ trì. Quả thật sư cô hiền lành, tử tế, nhã nhặn, rất chăm làm lễ, cúng bái hàng ngày. Các vong hơi buồn vì chùa nghèo, nhưng họ nói còn hơn chán chùa Bắc Nga, có nơi trú ngụ, lại được về dưới xuôi là quá tốt rồi.
Tôi còn nhớ, sau đàn lễ 9 thầy, thì có 5 thầy, dứt khoát không dám nhận, 7 triệu tiền thù lao cúng dường. Vì họ nói; nhìn thầy cả trăm ngàn người, về dự lễ rất đông, rất thành kính.
LỄ CẦU SIÊU CHO CẢ HAI BÊN CHIẾN TUYẾN.
(11/7/1995 khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước, gác lại quá khứ).
Năm 2011, người ta về nói với tôi; Chúng tôi cũng hi sinh vì tổ quốc, vì đất nước (Ông tổng thống Thiệu nói với họ như vậy). Nay đã hòa bình, Bắc – Nam xóa bỏ hận thù, xum họp một nhà. Tại sao chiến sỹ Bắc Việt thì được phong liệt sỹ, phong anh hùng, được cầu siêu, còn chúng tôi thì không.
Thầm lặng, bí mật, tôi tổ chức đàn lễ “Cầu siêu cho tất cả các liệt sỹ, hai bên chiến tuyến”, với 85 nhà sư, 15 vị Hòa thượng, và gần 2 ngàn người đến dự.
Khi vừa đọc xong lời khai mạc, Trời bỗng nổi cơn giông, gió, bụi, mịt mù, thổi bay tất cả phông, bạt, mưa phùn vừa kịp ướt sân, rồi lại thôi. Như chưa có chuyện gì xẩy ra. Kỳ lạ, hoa, quả, đồ lễ … trên bàn không hề hấn gì. Trước ngày làm lễ mưa rất to, gọi là tẩy uế, rửa chùa. Kết thúc sau 3 ngày làm lễ, mưa lại to. Các thầy đều nói: Đàn lễ này linh thiêng quá, ngoài sự mong đợi, của các thầy. Lần đó, là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nhiều vị Phật về, hoan hỉ chứng đàn, chứng lễ, cho hơn 100 ngàn chiến sỹ.
Bài CHUYỆN ĐỐT VÀNG MÃ là từ đàn lễ này mà ra.
LỄ CẦU SIÊU TÁM VẠN HỒNG HÀI NHI
Sau đàn lễ trên, tôi lại được nhiều hồng hài nhi về báo mộng và: Xin bác làm lễ cầu siêu cho chúng con, chúng con khổ sở, cay đắng quá rồi. Chúng chỉ cho tôi, các điểm cô bé đỏ, cậu bé đỏ tập trung nhiều như: Khánh Hòa. Pleiku, Hà Nội, Huế, Nam Định … Khoảng 80.000 hồng hài nhi, chết do nạo phá thai, do sẩy thai, sinh non chết yểu …
Tôi đến chùa Phúc Khánh, còn có tên Mơ Táo đường Tam Trinh, Hà Nội. Các thầy ở đây yêu cầu, tiền cúng dường cho mỗi thầy 10 triệu, vì đi xa và muốn bao nhiêu thầy, cũng được.
Nhưng bọn trẻ không đồng ý. Chúng yêu cầu: “Lễ cầu siêu hồng hài nhi” phải đáp ứng các điều kiện:
1 – Sự nữ (sư ni) vì sư nữ tình cảm, và không tham tiền như sư tăng.
2 – Phải có đông trẻ con, để chúng được vui chơi cho đỡ buồn.
3 – Phải có tổi thiểu 70 – 100 ni sư, tụng kinh cho chúng. Nhưng sư như các thầy chùa Mơ Táo, Phúc Khánh thì thật không thể có cách nào lo được.
Tôi nhớ, lúc ấy, sang chùa Bồ Đề, Gia lâm, Hà Nội, nơi có cả ni sư, cả trẻ mồ côi. Vừa đến cổng, chúng đã kêu ầm lên: chùa này buôn bán trẻ con, chúng con không vào đây đâu. Sau đó vài năm đài, báo đăng, ầm ỹ. Thì ra chuyện đó có thật.
Sau 5 – 6 tháng thất vọng, không biết tìm chùa nào, đáp ứng tất cả, các điều kiện, các con yêu cầu. Thì có một chị tên NGA, giám đốc ngân hàng nào đó ở Hà Nội (đến giờ tôi vẫn chưa biết mặt chị, cũng không biết tại sao, chị lại biết tôi đang làm việc ấy). Chị gọi điện kể: chị vừa đi từ thiện ở Huế, có chùa đáp ứng đầy đủ các điều kiện của tôi. Tại chùa này, có hơn 200 trẻ mồ côi đang được nuôi dậy . Nhà chùa đã có truyền thống từ lâu. Mấy đứa trẻ đầu tiên, nhà chùa nuôi, giờ đã 60 _ 62 tuổi rồi.
Ngay ngày hôm ấy, một mình lái xe tìm vào Huế. Đúng là lứa con nuôi đầu tiên cách đó 53 năm, chùa lúc đó có 198 cháu, đang là con nuôi của chùa.
Ni trưởng (giờ đã mất) rất nhiệt tình. Bà hứa cả chùa này, sẽ giúp hết sức mình. Đầu tiên bằng việc thuyết phục 70 ni sư đến tụng kinh, chỉ lấy tiền đi lại là 500 ngàn đồng/người. Đồ lễ là quần áo, đồ chơi, vận dụng của trẻ, mua đồ thật. Cúng xong, cho trẻ trong chùa dùng luôn, khỏi lãng phí.
Điều quan trọng nhất, mà tôi học được ở Ni trưởng: Làm lễ, mà không làm phúc, từ thiện, thì giá trị buổi lễ chỉ được phần nhỏ. Ngoài kinh phí tổ chức lễ, tôi phải quyên góp được, quà từ thiện cho 250 người mù lòa, tàn tật và 198 trẻ mồ côi trong chùa …
Nhiều người hỏi tại sao bác làm đàn lễ nào cũng linh thiêng, linh nghiệm, vượt ra ngoài sự mong đợi của mọi người. Đó là ngay sau mỗi đàn lễ, bao giờ cũng tổ chức từ thiện, đi thăm hỏi, phát quà nhân ái, cho đồng bào, học sinh nghèo, vùng sâu vùng xa, người tàn tật …
Nhờ bài học từ đàn lễ này !
NÓI THÊM VỀ ĐÀN LỄ:
Khi tôi vào Khánh Hòa, Pleiku rước các hồng hài nhi về chùa. Các sư khác thì rước từ Hà nội, Nam Định và Huế. Khi tôi đến chùa Đức Sơn đã muộn, khoảng 5h – 5h30 chiều, vội vàng chào các sư về nghỉ. Vừa ra đến cổng, tôi thấy vô vàn hồng hài nhi lơ lửng, có bé hình hài nguyên vẹn, có bé bị cắt đôi, cắt làm bốn … Lòm lòm đỏ, nhoe nhoét máu me, đang cố líu ríu các mảnh vào nhau, vì sợ rơi, sợ thất lạc, mất mảnh nào đó, không thể thành người lại được. (Buổi sáng hôm sau, trì chú, tụng kinh đến trưa, các mảnh thân thể bị cắt rời, liền lại, sạch sẽ, hồng hào, không còn ghê rợn, như chiều tối hôm trước).
Xin được cam đoan với các bạn rằng: Nếu bạn nào nhìn được cảnh đó, có cho cả tỷ, cũng không bao giờ dám nạo, phá thai. Chúng nhao nhao lên: Bác phải xin, thì chúng con mới vào chùa được. Tôi lật đật chạy vào nói với nhà chùa. Các sư hiểu ra, cuống cuồng làm lễ, xin cho các bé được vào chùa, nương tựa cửa Phật và dự lễ cầu siêu.
Tôi học được thêm điều nữa: Muốn cho các vong linh, đang theo mình, được vào chùa, phải khấn xin: Các quan thần linh bản địa, các chư vị thần linh đang cai quản nơi đó, thì các vong linh mới được vào chùa, vào đền, dự lễ cùng chúng ta, và có thể được phép ở lại đó.
Chiều tối đó, chim ở đâu về bay, bay nhẩy, kêu hót váng cả chùa. Chúng ở lại đó suốt mấy ngày. Khi các thầy tụng kinh, thì chúng yên lặng, hết kinh, là chúng lại ầm ỹ, nô đùa, ríu rít.
Hàng năm, tôi đều quay trở lại, đóng góp từ thiện cho các con, làm lễ, tụng kinh, hồi hướng công đức, cầu siêu cho các bé. Bất kể giờ nào, giữa trưa, hay 22h đêm, cứ tôi đến chùa, là chim ở đâu lại về, ríu ran, ca hát líu lo, đùa nghịch rất vui vẻ. Sau cứ thưa dần. Đến nay, bác đến chùa, không còn nhiều chim về nữa. Các sư cô nói: có lẽ 8 vạn hồng hài nhi đó, đã siêu thoát hết rồi.
LỄ CẦU CON
Không biết có phải do tổ chức nhiều đàn lễ cầu siêu, mà 5 năm sau, tôi đã khá thành thạo, tụng kinh, trì chú, tổ chức các đàn lễ, rất linh nghiệm.
Năm 2016, bạn Châu, và một số bạn, hiếm muộn, lấy chồng đã lâu, mà chưa có con, đến nhờ tôi làm “Lễ cầu con”. Mặc dù chí phí cho đàn lễ khá lớn, nhưng đóng góp của các bạn gần như không đáng kể. Bác vẫn vui vẻ, cầu cho các bạn: Sớm có con, để nối dõi tông đường, dòng họ …, duy trì nòi giống cho non sông nước Việt.
Chiều hôm ấy, Đức Phật A Di Đà, thủ thỉ vào tai tôi 4 mục, giúp cho các bạn khỏe mạnh, thông kinh lạc, sạch sẽ, để có thể mang thai tự nhiên.
Khởi nguồn của bài HIẾM MUỘN CHẬM CHỬA TỊT ĐẺ từ đàn lễ này.
Tháng 10 năm ấy, trong 32 bạn, dự đàn lễ cầu con, đã có hơn mười bạn thông báo, có bầu tự nhiên. Cuối tháng 10 ấy, một số bạn lại muốn lập đàn LỄ CẦU CON, vì lúc này đã có nhiều người biết đến bài “HIẾM MUỘN CHẬM CHỬA TỊT”, rất linh nghiệm, của Đức A Di Đà ban cho. Hơn 700 người, từ khắp cả nước, đổ về dự lễ. Ngôi chùa, các con đường, ngõ, ngách xung quanh, tắc nghẽn xe. Do không hình dung, số người đông như vậy, nên không có bất cứ sự chuẩn bị gì. Chắc nhiều bạn còn nhớ, trời mưa, nên nhiều người, không có chỗ đứng, trú mưa, chứ đừng nói là vào trong chùa dự lễ.
Đến đầu năm 2017, nhiều bạn phản hồi: Viêm phụ khoa, tắc vòi trứng, ứ dịch, đa nang, trứng lép, kinh nguyệt thất thường … đủ các loại bệnh đã có bầu tự nhiên.
Bài HIẾM MUỘN CHẬM CHỬA TỊ ĐẺ ban đầu đã được Đức Phật A Di Đà bổ sung, hoàn thiện, đầy đủ thành bài CÁC MẸ MONG CON.
Cuối năm 2017, Các bệnh Nam khoa, tắc ống dẫn thừng tinh, yếu sinh lý, tình trùng kém, mổ tìm cũng không thấy. Nhờ bổ sung thêm bài CHẨY MÁU CAM, nước dứa ép, đi bộ, nằm ngửa đạp xe, bài Viêm gan B gan C, ăn Cao ban long… đã trở thành người hùng, sinh con hoàn toàn tự nhiên, không phải mua tinh trùng của những kẻ vô danh, (đôi khi con của chúng ta, mang gien của thằng khốn nạn mà ta không biết).
Người nọ truyền cho người kia, đến nay có hơn 8 ngàn bạn, đã sinh con, hoặc đang mang bầu, chờ ngày sinh nở.
Có thầy nói: Nhờ tổ chức các đàn lễ CẦU SIÊU,. mà tôi được các ngài tin tưởng, dẫn dắt cho nhiều bài thuốc dân gian, chữa được các bệnh nan y, thật đơn giản.
Nhờ làm đàn lễ CẦU SIÊU CHO CÁC HỒNG HÀI NHI mà được Đức Phật A Di Đà ban cho phương pháp; chữa tất cả các bệnh, liên quan đến cơ quan sinh sản, sinh dục của cả nam và nữ.
Không biết có thật không, nhưng vì hạnh phúc của các gia đình hiếm muộn. Bác lại muốn tổ chức, Đàn lễ cầu siêu thật lớn, cho tất cả các HỒNG HÀI NHI trong cả nước từ trước đến nay.
Biết đâu nhờ vậy mà có thêm thật nhiều, thật nhiều gia đình hiếm muộn được đón con yêu.
Nhưng đứa trẻ bị hắt hủi, ruồng bỏ, không được làm người, được siêu thoát, không còn oán thán, thù hận, giận hờn cha, mẹ chúng.
Trên đây chỉ là một số đàn lễ lớn. Còn có những đàn lễ, cầu siêu rất đặc biệt.
Ví dụ như tại chùa Linh Long Bách Lẫm – TP Yên Bái. Thầy sư ở đó, thấy và biết rất nhiều người chết, trôi giạt về chùa, từ hàng trăm năm trước. Các thầy làm nhiều đàn lễ, vẫn không đưa được họ lên. Thầy phải muối mặt nhờ đến một lão vô danh. Tôi và các bạn trong đoàn Hà Nội, lập đàn, đích thân, tụng kinh, trì chú. Chỉ sau một đêm, toàn bộ các vong linh đã được kiều lên, vào nương tựa nhà chùa. Bộ chuông, mõ, đẹp và kêu nhất chùa, hiện nay cũng do đoàn chúng tôi dâng tặng.
Bạn nào đọc được đến đây, là người kiên nhẫn có: Tâm, Phúc, Đức, Lộc, Thọ, Nhẫn … Rất đáng khâm phục.
Tham khảo thêm:
https://baomoi.com/tinh-trang-nao-pha-thai-o…/c/28925679.epi
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-44375376
Bạn xem thêm các bài thuốc khác của bác Hùng Y: Tại Đây
Fanpage: Vi Diệu Nam dược – Bác Hùng Y
Bài viết sưu tầm tại Fanpage: Vi Diệu Nam dược – Bác Hùng Y