Trang chủ / Sức Khỏe / Trẻ em bị ho – Những lưu ý khi bị ho

Trẻ em bị ho – Những lưu ý khi bị ho

Rate this post

Trẻ em bị ho

Đa phần các bậc phụ huynh khi đưa bé đến khám chỉ với một mục đích là làm sao để bé ngưng ngay cơn ho. Điều này cũng dễ hiểu vì thật khó bình tâm khi thấy bé khi thì ho húng hắng, khi thì cả tràng dài, có khi ho đến mặt đỏ au,… rồi ho bất kể thời gian ngày đêm, đang chơi, đang ngủ, đang nói chuyện,… Đôi khi tiếng ho của bé cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sự tập trung của cả gia đình.

1. Ho không phải là một căn bệnh!

Ho không phải là bệnh mà là một triệu chứng và nó là cơ chế có thể giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé.

Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ hay đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.

2. Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị ho?

Dinh dưỡng khi trẻ bị ho: Trẻ ho nhiều có thể ói ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đàm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài muỗng nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đàm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt ói.

Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đàm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều. Nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần.

Thực phẩm nên chọn

– Thức ăn mềm: Đàm đọng ở cổ thường khiến bé khó nuốt thức ăn, dễ kích thích gây nôn. Bởi vậy, bạn nên cho con ăn những món ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo, sữa. Những thực phẩm loãng này vừa cung cấp dinh dưỡng cho bé, vừa tăng cường lượng nước vào cơ thể để giúp loãng đàm. Đàm loãng sẽ làm giảm kích thích nên ho cũng ít hơn.

– Tăng cường nước: Nước giúp loãng đàm nên tạo thuận lợi để dễ tống xuất đàm ra ngoài. Đồng thời nước còn làm dịu họng giúp giảm ho. Bạn nên cho bé uống nước liên tục. Nếu trẻ chưa đến tuổi ăn dặm thì nên cho bé bú nhiều lần hơn bình thường.

– Giàu vitamin và khoáng chấtKhi bị ho đàm, trẻ cần tăng cường sức đề kháng để mau khỏi bệnh. Bạn nên “hỗ trợ” bé bằng cách cho con ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm, sắt như cà rốt, rau dền, bí đỏ, đu đủ, lê, táo, thịt bò, gà, trứng…

3. Chữa ho cho trẻ bằng thuốc ho thảo dược

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc thảo dược, vì vậy các bà mẹ cần cân nhắc khi mua thuốc. Đặc biệt nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Tránh sử dụng thuốc lung tung, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *