Trang chủ / Dược Liệu / Cây Giống Dược Liệu / Tác Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả Của Cây Đương Quy

Tác Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả Của Cây Đương Quy

Rate this post

Cây Đương quy không chỉ giúp bổ máu, hoạt huyết, tác dụng chống viêm, giảm đau mà còn có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón tốt

Giới thiệu chung về đương quy

Đương quy Trung Quốc có tên khoa học là Angelica sinensis ( Oliv.), họ Hoa tán Apiaceae. Hiện nay loại đương quy hay trồng ở Việt Nam là đương quy Nhật Bản ( Angelica accutiloba). Đương quy thuộc loại cây thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, không lông. Lá xẻ lông chim, hình mác dài,có cuống ngắn hoặc không cuống. Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt. Cây đương quy Nhật Bản ưa khí hậu ẩm mát, đến mùa đông toàn bộ phần trên mặt đất đều lụi tàn. Cây thường được trồng bằng hạt, trên vùng đồng bằng hoặc núi cao đều thích nghi được

Bộ phận dùng làm thuốc chữa bệnh của cây Đương Quy

Rễ đương quy 3 năm tuổi thường được đào thu hoạch vào mùa thu. Đây là lúc rễ củ chứa nhiều hoạt chất nhất.

Đương quy được phân thành 3 loại: quy đầu ( là phần đầu của rễ chính), quy thân ( loại rễ đã loại bỏ phần đầu và phần đuôi) và quy vĩ ( phần rễ phụ hay rễ nhánh)

Khi lựa đương quy chất lượng tốt phải chú ý chọn củ có kích thước lớn, thịt chắc, dẻo, màu trắng hồng, nhiều tinh dầu, thơm, vị ngọt sau cay.

Thành phần hóa học của cây Đương Quy

Trong cây đương quy chứa tinh dầu. Có nghiên cứu xác định tinh dầu màu vàng sẫm, trong, tỷ lệ 0,02%, tỷ trọng 0,955 ở 15oC, tỷ lệ axit tự do chiếm 40%; tinh dầu có thành phần chủ yếu giống tinh dầu đương quy Nhật Bản (Thực vật dược phẩm hóa học của Lâm Khải Thọ, trang 384 và Dược học thông báo, 1954, trang 432.

Trong đương quy Nhật Bản Angelica acutiloba (Sieb. Et Zucc). Kitagawa Ligusticum acutilobum (Sieb. Et Zucc) chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu gồm n-valerophenon O-cacboxy-axit C12H14O3 và n-bytylidenphtalit C12H12O2. Ngoài ra còn có becgapten C12H8O4, n-butylphtalit C12H14O2, safrola, sesquitecpen và 1 ít vitamin B12

Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm tới 0.26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định những tác dụng của đương quy. Những nhóm hoạt chất khác có trong rễ đương quy gồm: coumarin, sacharid, acid amin, polyacetylen, sterol….

Tác dụng dược lý của đương quy

Một số nghiên cứu trên động vật thực nghiệm đã chỉ ra rằng đương quy có nhiều tác dụng dược lý khác nhau:

● Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não

● Chống viêm cả giai đoạn cấp và mạn tính

● Tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa lympho bào B và T, làm tăng sinh kháng thể

● Chống viêm cả giai đoạn cấp và mạn tính

● Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não

● tác dụng trấn tĩnh, điều kinh

● giải nhiệt, nhuận tràng, trị táo bón

5. Tính vị, công năng, công dụng

Đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận tràng.

Theo y học cổ truyền, đương quy thường được dùng để điều trị kinh nguyệt không đều, huyết ứ trệ, chảy máu, phong thấp, mụn nhọt, táo bón, hói đầu, thiếu máu, lao phổi, tăng huyết áp, chống ung thư, thuốc giảm đau, chống co giật, ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm… Phụ nữ uống thuốc sắc đương quy vài ngày trước khi đẻ sẽ dễ sinh hơn, giảm đau khi đẻ.

Bài thuốc có đương quy

● Chữa huyết nhiệt, táo bón

Nhuận táo tháng: Đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân mỗi vị 4g, sinh địa 3g, thăng ma 3g, hồng hoa 1g. Sắc uống.

● Chữa thiếu máu, cơ thể suy ngược, kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ máu hôi chảy mãi không hết

Bài tứ vật thang: đương quy 16g, thục địa 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

● Chữa chảy máu cam không ngừng

Đương quy sao khô tán nhỏ, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 4g. Dùng nước cháo chiêu thuốc.

● Chữa răng lợi, môi miệng sưng đau, chảy máu

Thanh vi tán: đương quy, sinh địa mỗi vị 1.6g, thăng ma 2g, hoàng liên 1.2g, mẫu đơn 1.2g, thêm thạch cao nếu đau nhiều. Sắc uống.

Hiện nay cây đương quy đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe

Các bài thuốc sưu tầm về cây đương quy

1. Chữa thiếu máu dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, người gầy yếu, da dẻ xanh xao

Đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung lấy 12g mỗi vị. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục từ 3-4 tuần giúp thuyên giảm các triệu chứng trên.

2. Huyết và khí kém, người mệt mỏi, vô lực, gầy còm, da xanh xao

Lấy 12g đương quy và 40g hoàng kỳ. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục từ 3-4 tuần.

Có thể dùng đương quy, bạch linh, nhân sâm (đảng sâm), bạch thược, thục địa, bạch truật 12g mỗi loại, 8g xuyên khung và 6g cam thảo. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục từ 3-4 tuần. Có thể dùng dưới dạng viên bằng cách tán bột, viên tròn với mật ong để uống dài ngày.

3. Chữa đau bụng kinh, bế kinh

Đương quy, ngưu tất, sinh địa, xuyên khung, hồng hoa 6g mỗi loại, 8g chỉ xác, 4g sài hồ và 4g cam thảo. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

4. Chữa các chứng xuất huyết

Đương quy, đại hoàng, bồ hoàng, a giao và hòe hoa 30g mỗi vị. Tất cả sao qua, tán bột, trộn với mật ong làm thành hoàn. Uống mỗi lần 10g, 2 lần mỗi ngày.

5. Điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư

Đương quy, viễn trí và cam thảo 4g mỗi vị, hoàng kỳ, bạch truật, hắc táo và bạch linh 12g mỗi loại, mộc hương và đảng sâm 6g mỗi loại. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

6. Trị các chứng tý (đau, tê)

Lấy 12g đương quy, 10g thương thuật, 8g quý chi, 10g ngưu tất, 6g cúc hoa. Cho vào 600ml nước sắc còn 200ml, chia uống làm 2 lần uống trong ngày.

7. Trị sốt rét lâu không khỏi

Lấy 12g đương quy, 12g miết giáp, 10g ngưu tất, gừng sống 3 lát (sinh khương). Và 6g hoàng cầm. Sắc uống ngày 2 lần.

8. Điều trị tâm huyết hư, không ngủ được

Lấy 12g đương quy, 10g viễn trí, 8g toan táo nhân, 10g phục thần, 10g nhân sâm. Sắc uống ngày 2 lần.

9. Chữa ra mồ hôi trộn

Lấy 12g đương quy, 8g sinh địa, 10g hoàng kỳ, 6g hoàng cầm, 8g thục địa, 6g hoàng bá, 6g hoàng liên. Sắc uống ngày 2 lần.

10. Bị vấp ngã gây đau

Lấy 12g đương quy, 10g ngưu tất, 10g tục đoạn, 10g địa hoàng, 12g đỗ trọng, 2g vảy sừng hươu, một thìa cà phê quê bột. Cho lượng nước vừa đủ sắc uống nóng.

11. Bị bại liệt tứ chi và đau cột sống

Lấy 40g đương quy, 12g tục đoạn, 4g tế tân, 12g độc hoạt, 12g đỗ trọng, 12g chỉ xác, 8g lưu kỳ nô và 4g cam thảo. Cho thêm 300ml sắc còn 1/3, chia ra uống 2 lần sáng và tối.

12. Chữa bệnh động mạch vành

Lấy 10g đương quy, 15g ngó sen, 90g sơn tra và 6g rễ hành. Cho vào nồi với nước nấu canh uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối.

13. Chữa bệnh viêm tiền liệt tuyến

Lấy 15g đương quy, 15g hạt vải, 50g thịt dê và 15g hạt quýt. Nấu lên ăn phần thịt và uống nước. Tuần làm 2 lần.

Hoặc có thể dùng 8g đương quy, 5g trạch lan và 25g lá hành sắc uống thay trà hàng ngày.

14. Trị nám da, tàn nhang và làm trắng da

Lấy đương quy, đậu xanh, bạch chỉ, hạnh nhân, bạch cập, hoài sơn mỗi vị 50g cho vào trong lọ trộn đều. Mỗi lần dùng lấy ra 1 thìa cho vào chén, thêm 2 giọt tinh dầu hoa hồng vào trộn lẫn. Chấm bằng chổi trang điểm thoa đều lên mặt làm mặt nạ. Để khoảng 20-30 phút thì rửa sạch bằng nước. Mỗi tuần làm khoảng 2 lần. Cách làm này rất thích hợp cho người có da bị thô, nhão, lão hóa.

15. Chữa huyết thượng hành công tim sau khi sinh đẻ

Lấy 16g đương quy, 14g ích mẫu, 10g bồ hoàng, 12g hồng hoa và 14g ngưu tất. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

16. Trị đẻ khó, ngôi thai ngược

Lấy 20g đương quy, 16g nhân sâm và 16g xuyên khung. Sắc nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

17. Chữa thiếu máu khi mang thai, động thai, người đã từng bị lưu thai

Lấy 50g mỗi loại gồm đương quy, bạch thược, xuyên khung, hoàng cầm và 25g bạch truật. Viên thành bột mỗi ngày dùng 6g sau bữa ăn.

18. Phụ nữ khó có con do huyết bế

Lấy 16g đương quy, 8g bạch giao, 14g địa hoàng, 12g đỗ trọng, 12g thược dược và 8g tục đoạn. Sắc uống ngày 1 thang.19. Chữa mất máu do sau sinh mát máu, bị thương, băng huyết: Lấy 80g đương quy và 40g xuyên khung trộn lẫn với nhau. Dùng 20g hỗn hợp trên với 2 bát nước và 1 bát rượu trắng, sắc đến khi còn 1/2, ngày uống 2 lần trước bữa ăn.

19. Phụ nữ có thai bị đau

Lấy 120g đương quy, 600g thược dược, 160g phục linh, 120g xuyên khung, 160g bạch truật và 300g trạch tả. Tất cả đem tán bột mịn, cho vào lọ để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy ra 1 thìa cà phê pha với rượu chia làm 3 lần uống trong ngày.

20. Phụ nữ có thai, bí tiểu

Lấy đương quy, xuyên bối mẫu và khổ sâm mỗi vị bằng nhau, nghiền nhỏ rồi viên với mật ong cỡ bằng hạt đậu. Mỗi ngày uống 3 viên một lần, sau tăng lên 10 viên.

21. Chữa viêm gan mạn tính

Lấy 15 đương quy, 15g đảng sâm, một con gà mái. Cho các vị thuốc trên vào bụng gà đã làm sách bỏ nội tạng. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị mà ninh nhừ, ăn cả cái lẫn nước trong ngày.

22. Loạn kinh nguyệt

Phối hợp đương quy với sinh địa hoàng, hoàng kỳ và bạch thược dưới dạng tứ vật thang.

23. Kinh nguyệt ít

Phối hợp đương quy với xuyên khung, bạch thược và sinh địa hoàng dưới dạn tứ vật thang.

24. Vô kinh

Phối hợp đương quy với hồng hoa và đào nhân.

25. Chảy máu tử cung

Phối hợp đương quy với sinh địa hoàng, ngải diệp và a giao.

26. Các hội chứng do thiếu máu

Phối hợp đương qui với hoàng kỳ, sinh địa hoàng và bạch thược dưới dạng tứ vật thang.

27. Đau do ứ máu

Nếu do chấn thương ngoài: Phối hợp đương quy với nhũ hương, táo nhân, hồng hoa và một dược.

Đau bụng sau đẻ: Phối hợp đương qui với xuyên khung, táo nhân và ích mẫu thảo.

Do nhọt và hậu bối: dùng đương qui với liên kiều, kim ngân, xích thược và mẫu đơn bì.

Ứ chệ phong thấp (đau khớp): sử dụng đương qui với kích huyết đằng, bạch thược và quế chi.

Các món ăn từ cây đương quy

1. Món tim lợn hầm cây đương quy giúp chữa bệnh hôi nách hiệu quả

Nguyên liệu: Một quả tim heo, 500g đương quy, 20g đẳng sâm, rượu nếp, một củ gừng và các gia vị khác.

Các nấu: Rửa sạch tim lợn để ráo nước, bổ 1 bên trần qua bằng nước nóng già. Tráng với rượu nếp 40 độ để khử mùi tanh và rửa sạch máu còn sót lại. Rửa sạch đương qui và đẳng sâm rồi nhét vào bên trong tim lợn rồi ghim lại bằng tăm tre. Cho vào nồi, thêm vài lát gừng, tỏi, hành, 1 ít rượu với nước rồi hầm. Khi tim chính mềm, lấy đương quy, đẳng sâm ra phía ngoài tim (vẫn trong nồi) rồi nêm gia vị vừa ăn. Khi ăn cả tim, đương quy lẫn đẳng sâm giúp tăng hiệu quả.

2. Món gà ác hấp cách thủy với cây đường quy để bồi bổ cơ thể

Nguyên liệu: Một con gà ác nặng 200g, 30g đương qui, 15g kỷ tử, 30g hoàng kỳ và 5 quả táo đỏ.

Cách nấu: Gà ác rửa sạch, mổ bụng bỏ nội tạng, rửa lại cho sạch. Rửa sạch 3 nguyên liệu kia rồi nhét vào bụng gà cùng gia vị vừa ăn. Hấp cách thủy tới khi chín mềm. Khi ăn bỏ bã thuốc, chỉ ăn gà với nước canh. Mỗi tuần ăn 1 lần, ăn 3 tháng sẽ giúp bồi bổ cơ thể và gia tăng sức khỏe.

3. Món lá đương quy xào

Dùng lá non của cây đường quy xào với thịt ăn rất thơm ngon có mùi thơm giống cần tây.

Cây đương quy ngâm rượu
Dùng cây đương qui tươi ngâm rượu 40 độ với tỷ lệ 1kg ngâm với 4 lít rượu. Ngâm 100 ngày là có thể dùng, mỗi lần dùng 15-20ml, mỗi ngày 1 lần. Lưu ý người bị đi ngoài hay phân lỏng không được dùng. Dưới đây là 3 bài thuốc ngân rượu mời bạn tham khảo:

1. Tửu đương quy

Đương quy thái lát, phun rượu lên đều, ủ qua, sao đến khi khô bằng lửa nhỏ, xong để nguội. Ngâm tỷ lệ 1kg với 10 lít rượu. Độ 100 ngày là dùng được.

2. Nâng cao thể trạng, chữa mất ngủ, mệt mỏi, giúp ăn ngon

Lấy 60g mỗi vị gồm cây đương quy, bạch truật, hoàng kỳ và đẳng sâm ngâm với 5 lít rượu. Ngâm 100 ngày là dùng được.

3. Ba kích tím tưởu giúp bổ dương lợi tiểu

Lấy 18g ba kích, 20g đương qui, 18g ngưu tất, 2g hạt tiêu, 27g khương hoạt, 27g sinh khương, 18g thạch hộc ngâm với 5 lít rượu. Rượu màu hanh vàng, có mùi thơm đặc trưng và vị cay ngọt.

Lưu ý khi sử dụng cây đương quy

Do đương qui có tính chất nhuận hoạt tràng nên đối với những người bị viên đại tràng ở thể hàn, phân thường xuyên nát không nên dùng. Những người bị thấp quá mức ở tỳ và vị, phân lỏng, ỉa chảy cũng không được dùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *