Nồi cơm điện – Những sự cố thường gặp và cách khắc phục đơn giản, hiệu quả
Nói tới nồi cơm điện gia dụng chắc hẳn trong mỗi chúng ta không còn quá lạ lẫm bởi những tiện dụng mà nó mang lại. Với nồi cơm điện bạn và gia đình sẽ nhanh chóng có những bữa cơm ngon miệng sau một ngày làm việc căng thẳng.
Sự tiện lợi mà nồi cơm điện mang lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài thường phát sinh những sự cố hư hỏng hoặc nấu cơm không được ngon như lúc mới mua về.
– Hướng dẫn cách xử lý cơm bị sống khi nấu bằng nồi cơm điện
– Nồi cơm điện tử và nồi cơ nên sử dụng loại nào?
Tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số bệnh thường gặp khi sử dụng nồi cơm điện và kinh nghiệm sửa nồi cơm điện tại nhà để các bạn tham khảo. Từ đó bạn có thể tự rút ra kinh nghiệm hoặc có thể tự khắc phục lỗi nếu không may gặp phải.
Lỗi đầu tiên cũng là sự cố mà khách hàng hay gặp phải nhất đó là không vào điện.
Nồi cơm điện không vào điện:
– Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên : Có thể dây cắm hỏng, do tiếp xúc kém giữa dây và nồi cơm điện hoặc cầu chì hỏng. Có nghĩa là khi bạn cắm điện vào vẫn báo nguồn nhưng nồi cơm điện không nóng. Lúc này bạn đừng lo lắng mà hay bình tĩnh kiểm tra công tắc hành trình có 2 tiếp điểm NC và NO xem có vấn đề gì không. Nếu như hai điểm này không tiếp xúc thì điện không vào nồi.
– Cách xử lý vấn đề trên: Nồi cơm điện có một bộ phận tiếp nối giữa dây cắm và nồi ở gần phía dưới đáy nồi. Bộ phận này được thiết kế gắn kèm một cầu chì. Nếu bạn cắm điện mà nồi cơm điện không báo đèn, bạn nên cắm lại chắc chắc phần tiếp nối này, thử thay một đầu dây nối khác, vì có thể dây cắm bị hỏng. Trường hợp vẫn không nhận nguồn, có thể do cầu chì đã bị cháy.
– Hãy mang ngay chiếc nồi của bạn tới trung tâm bảo hành gần nhất hoặc những người có chuyên môn để đươc thay thế và khắc phục.
Một sự cố tiếp theo mà Daiichi muốn đề cập tới đó là tự động nảy đèn khi cơm chưa chín.
Nồi tự động nảy đèn khi cơm chưa được nấu chín:
– Đã bấm chế độ nấu (Cook) nhưng được ít phút sau, nước chưa sôi đã bị nhảy nấc sang chế độ giữ ấm (Warm) làm cơm bị sống.
– Nguyên nhân: Có thể là do Rơle nhiệt của nồi cơm điện bị ngắt quá sớm hoặc đáy nồi cong khiến nhiệt tiếp xúc không đủ. Cũng có thể do mâm nhiệt bị bẩn, rơi vãi thức ăn và không được làm vệ sinh sạch sẽ nên dẫn tới lý do cơm bị sống. Một số sản phẩm nồi cơm điện tử hiện nay còn có chức năng an toàn nếu bạn không nắp chặt nắp nồi trong quá trình nấu thì nồi cũng sẽ không nhận đèn.
– Cách xử lý và khắc phục đơn giản nhất:
– Đầu tiên bạn nên kiểm tra và vệ sinh phần mâm nhiệt. Nếu nồi vẫn gặp tình trạng này bạn kiểm tra rơle nhiệt, vì có thể rơle quá cũ nên nồi bị ngắt sớm. Bạn chỉ cần thay rơle mới là nồi cơm điện lại hoạt động bình thường. Với trường hợp đáy nồi cong, bạn phải thay lồng nồi khác.
Nấu cơm có cháy dưới đáy nồi, thậm chí bị khê
– Đây có lẽ là lỗi mà khách hàng gặp phải nhiều nhất trong quá trình sử dụng, đặc biệt là giai đoạn chiếc nồi của bạn đã quá cũ, hoặc sau một thời gian dài sử dụng.
– Nguyên nhân: Do rơle nhiệt bị ngắt muộn, để chế độ nấu quá lâu nên cơm có cháy hoặc bị khê .
– Một nguyên do nữa đó là trong quá trình sử dụng bạn vệ sinh lòng nồi bằng những vật liệu cứng, vô tình làm lớp chống dính của nồi bị mất đi, dẫn đến tình trạng cơm bị bám lại đáy nồi gây ra tình trạng cháy.
– Cách xử lý: Bạn kiểm tra lại rơle nhiệt và nên thay mới rơle mới để nồi hoạt động như bình thường.
Khi vệ sinh lòng nồi tuyệt đối bạn không nên sử dụng vật sắc nhọn để chà xát, hãy sử dụng khăn mềm để vệ sinh, đảm bảo lòng nồi của bạn luôn được bảo vệ một cách an toàn nhất.
Một lỗi cuối cùng trong những vấn đề hay gặp khi sử dụng nồi cơm điện đó là cắm nguồn nhưng không có đèn báo:
Khi cắm nguồn điện nhưng đèn báo không sáng:
– Đầu tiên bạn hãy thận trọng kiểm tra phích cắm điện của bạn đã chắc chắn chưa, nếu đã đảm bảo được điện chạy qua thì bạn tiếp tục kiểm tra các điểm siết nối của điện có bị đứt, chập chấy, dây dẫn điện có hiện tượng quá tải không?
– Thông thường nếu căm nguồn nhưng đèn báo không sáng thì có thể nồi cơm điện nhà bạn đã bị hỏng cầu chì, nếu bị đứt cầu chì bạn lần từ nguồn vào có 1 con cầu chì thường được giấu trong 1 ống gen, sau đó bạn chỉ cần bắt cố định vào nồi là được.
– Nếu các hiện tượng bạn kiểm tra không thành công vui lòng liên hệ với trung tâm bảo hành chính hãng gần nhất để được xử lý và thay thế linh kiện mới.
*** Tuyệt đối bạn không nên tự sửa chữa nếu không có chuyên môn, tránh gặp phải tình trạng nồi trở nên tồi tệ hơn.