Trang chủ / Mẹ&Bé / Hướng Dẫn Cách Chữa Bệnh Viêm Tai Giữa Hiệu Quả Ở Trẻ Em

Hướng Dẫn Cách Chữa Bệnh Viêm Tai Giữa Hiệu Quả Ở Trẻ Em

Rate this post

Hướng Dẫn Cách Chữa Bệnh Viêm Tai Giữa Hiệu Quả Ở Trẻ Em

Viêm tai giữa ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ làm cho bé bị đau, giảm khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bé. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa qua bài viết dưới đây nhé

Cấu tạo tai giữa và cơ chế hoạt động của tai giữa ? Vì sao trẻ nhỏ hay mắc viêm tai giữa

Trong tai mỗi bé sẽ có một đường ống tai nhỏ, gọi là vòi nhĩ (chuyên khoa gọi là ống Eustachian), có nhiệm vụ kết nối vùng tai giữa với phần sau của họng và mũi, đồng thời giúp cân bằng áp lực. Nhưng khi họng và mũi bị ẩm ướt do tiết dịch nhầy, nơi đây sẽ trở thành vùng đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển.

Vì vòi nhĩ của trẻ nhỏ ngắn, rộng và phát triển theo chiều ngang nên khi họng và mũi tiết dịch nhầy, vi khuẩn sẽ dễ dàng bám vào và di chuyển xung quanh khu vực này. Dịch lỏng từ mũi họng bị mắc kẹt tại bất kì vị trí nào trong khoang tai (chẳng hạn như vùng giữa tai) sẽ đều là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, trẻ nhỏ thường dễ bị mắc bệnh viêm tai giữa.

Những biểu hiện thường gặp khi trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường có biểu hiện đặc trưng là chảy mủ ở tai, đau nên trẻ hay quấy khóc, đưa tay dụi, cấu tai, chán ăn, tiêu chảy và có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai làm bệnh nhi đau nhói, khóc thét. Trẻ lớn hơn còn kêu đau đầu, nghe kém. Khi soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động, hoặc căng phồng.

Chảy mủ và đau tai là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa thường xuất phát từ viêm mũi họng.

Dưới 7 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Do đó, các em khó chống lại sự nhiễm trùng. Ngoài ra, có một số yếu tố khác dẫn tới bệnh viêm tai giữa ở trẻ, phổ biến nhất là việc tiếp xúc với khói thuốc lá, bú bình và đi nhà trẻ. Viêm tai giữa phổ biến ở bé trai hơn bé gái, đặc biệt là những em có tiền sử bệnh trong gia đình. Bệnh cũng thường xảy ra vào mùa đông – mùa của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên và cảm lạnh. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa Biểu hiện bệnh có thể đi từ nhẹ đến nặng:

Dịch trong tai giữa đọng nhiều, thúc ép lên màng nhĩ gây đau tai. Do đó, trẻ lớn có thể kêu tai, còn trẻ nhỏ thì có thể kéo giật tai mạnh, hoặc có biểu hiện khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường.
Tư thế nằm, nhai và bú có thể gây ra những cơn đau do sự thay đổi áp suất trong tai giữa. Vì thế, trẻ có thể ăn ít hơn hoặc khó ngủ.
Nếu áp suất từ dịch tích tụ quá nhiều, nó có thể làm thủng màng nhĩ, dẫn tới rò rỉ dịch trong tai. Hiện tượng này sẽ làm giảm áp suất dưới màng nhĩ, khi đó trẻ sẽ bớt đau hơn

Ngoài ra, chất dịch đọng trong tai giữa có thể gây cản trở đường truyền âm thanh, dẫn tới tình trạng khó nghe tạm thời. Hãy để ý nếu trẻ:

Không có phản ứng với âm thanh yếu
Bật to TV hoặc radio
Nói to hơn
Có biểu hiện mất tập trung ở trường
Một số triệu chứng khác của dạng viêm tai giữa cấp là sốt, buồn nôn, nôn, hoa mắt và chóng mặt. Bệnh viêm tai liên quan chặt chẽ với các bệnh viêm đường hô hấp trên. Vì thế, nó cũng có thể kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Viêm tai giữa có lây? Bệnh viêm tai không truyền nhiễm, song do có liên quan đến chứng cảm lạnh (rất dễ lây lan) nên nó cũng có thể phát tán. Bệnh kéo dài trong bao lâu? Viêm tai giữa thường tự biến mất trong 2-3 ngày, thậm chí không cần bất kỳ liệu pháp đặc trị nào. Nếu bác sĩ cho trẻ dùng kháng sinh thì liệu trình 10 ngày là tối đa. Đối với những trẻ từ 6 tuổi trở lên bị viêm nhẹ hoặc trung bình, chỉ nên dùng một liều kháng sinh từ 5-7 ngày.

Tuy nhiên, kể cả sau khi đã điều trị bằng kháng sinh hết một đợt viêm, dịch vẫn có thể đọng lại trong vùng tai giữa trong vài tháng sau đó. Làm thế nào để chẩn đoán và trị bệnh? Nếu nghi ngờ viêm tai, hãy đưa trẻ đi khám ngay. Chỉ có bác sĩ chuyên môn mới có thể chẩn đoán đúng dựa vào triệu chứng lâm sàng và kiểm tra sức khỏe. Khi khám, bác sĩ sẽ dùng ống soi tai – một dụng cụ nhỏ giúp nhìn rõ màng nhĩ. Cho đến nay, không có phương pháp duy nhất điều trị tất cả các loại viêm tai giữa. Do đó, để quyết định cách chữa, bác sĩ sẽ cân nhắc một số yếu tố sau:
Dạng viêm tai và mức độ nghiêm trọng
Số lần bị viêm tai
Đợt viêm mới kéo dài bao lâu
Trẻ bao nhiêu tuổi
Những yếu tố nguy cơ trẻ có thể gặp
Liệu bệnh có ảnh hưởng tới thich giác của trẻ
Trong thực tế, do tính chất tự khỏi của bệnh nên một số chuyên gia cho rằng có thể dùng phương pháp “đợi và xem xét”. Theo đó, người ta sẽ cho trẻ thuốc giảm đau thay vì kháng sinh trong một vài ngày. Có một số lý do quan trọng để xem xét giải pháp này:

Đối với kháng sinh:

Không hiệu quả đối với các bệnh lây nhiễm do virus
Không loại bỏ được dịch đọng trong tai giữa
Có thể gây phản ứng phụ
Không giảm đau trong 24 giờ đầu và có ảnh hưởng rất ít lên cơn đau sau đó
Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên có thể làm cho khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn hơn cho điều trị sau này.
Ngoài ra, giải pháp “đợi và xem” cũng không thể áp dụng cho trẻ bị dị tật sứt hàm ếch, bị hội chứng Down hoặc các bệnh tiềm ẩn như rối loạn miễn dịch, có tiền sử tái phát. Tuy nhiên, một số trẻ lại cần dùng kháng sinh ngay như:
Bị viêm tai nhiều lần
Còn ít tuổi
Bị bệnh nặng hơn
Việc có nên dùng kháng sinh hay không vẫn cần thời gian xem xét, trong khi đó, có thể giúp bé giảm đau và hạ sốt bằng acetaminophen, ibuprofen hoặc thuốc nhỏ tai giảm đau, miễn là màng nhĩ chưa bị thủng. Biện pháp phẫu thuật ống tai cần được áp dụng cho một số trẻ bị mất thính giác liên tục. Trong một số trường hợp, bác sĩ tai mũi họng sẽ khuyên phẫu thuật đưa các vòi đặc biệt có tên là tympanostomy vào màng nhĩ. Nó cho phép dịch từ tai giữa chảy ra ngoài, giúp cân bằng áp suất trong tai khi mà vòi Ot-tát không thể đảm nhiệm việc này

Cách chữa điều trị bệnh viêm tai giữa

Bác sĩ có thể điều trị Viêm tai giữa bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều trẻ có thể tự lành mà không cần dùng đến kháng sinh, thường đó là những trường hợp Viêm tai giữa do Virus.
Kháng sinh thường được để điều trị Viêm tai giữa thường được chỉ định cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Với những trẻ lớn hơn 2 tuổi, Bác sĩ có thể sẽ theo dõi trẻ khoảng từ 2-3 ngày trước khi chỉ định cho kháng sinh nếu tình trạng của bé không thuyên giảm.

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ em đều có thể tự khỏi trong ba hoặc bốn ngày ngay cả khi có hoặc không có dùng kháng sinh. Nếu em bé không khỏe và tình trạng nhiễm trùng không phải là do virus gây ra, bác sĩ có thể cho thuốc kháng sinh. Tốt hơn, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nếu:
– Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi
– Các triệu chứng nhiễm trùng nặng lên sau 24 giờ
– Bé đang tỏ ra rất đau
– Có dịch chảy ra từ tai của bé
– Cả hai tai của trẻ đều bị nhiễm trùng.

Nếu con của bạn thường mắc Viêm tai giữa, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về những việc bạn có thể làm để ngăn chặn tình trạng tình trạng Viêm tai giữa tái đi tái lại

Những việc sau đây bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc Viêm tai giữa cho bé :
+Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá
+Nuôi trẻ bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng.
+Không cho trẻ đã hơn 6 tháng tuổi ngậm núm vú giả.
+Không để trẻ ngủ với bình sữa.
+Rửa tay cho bạn và cả bé thường xuyên để tránh lây lan các mầm bệnh.
+Không để trẻ tiếp xúc với những người bị ốm khác.
+Mỗi cô giáo ở nhà trẻ chỉ nên trông chừng khoảng 6 bé hoặc ít hơn.
+Tiêm phòng vaccine cúm hằng năm và các loại vaccine khác mà bác sĩ đề nghị.

Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa

Khi trẻ bị viêm tai giữa hay viêm tai giữa cấp đều cần vệ sinh tai sạch sẽ theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sơ bộ như sau:

Dùng khăn mặt rửa bằng nước ấm và vắt sạch nước để lau tai.
Sau đó nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào tai.
Hoặc dùng thuốc rửa tai hằng ngày để bệnh mau khỏi.

Cách phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh

Đến lúc này, bạn đã biết được phương thức và con đường nào tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công đôi tai nhỏ xíu của bé rồi phải không nào. Sau đây là một số chỉ dẫn nhằm giúp chất dịch nhiễm khuẩn không “quậy” khu vực phía sau màng nhĩ của bé, tránh cho trẻ bị viêm tai giữa:

Cho bé bú mẹ: sữa mẹ cung cấp và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé.
Cho bé bú bình ở tư thế thẳng đứng (tạo thành gó nghiêng ít nhất 30 độ) và giữ tư thế đó ít nhất là 30 phút sau khi bú xong.
Giữ bé tránh xa các chất có khả năng kích ứng tạo ra dịch nhầy trong hốc mũi và tai giữa của bé. Để thú nhồi bông, vật nuôi và bất cứ đồ vật gì có lông ở xa chỗ bé ngủ. Và tuyệt đối không được hút thuốc xung quanh bé.
Hạn chế cho bé ngậm núm vú giả khi bé ngủ ban đêm, nhất là với bé từ 6 tháng trở lên vì nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan giữa việc ngậm núm vú giả và viêm tai giữa.
Tăng cường khả năng miễn dịch cho bé bằng cách cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ quả và hải sản.

Tin vui cho bố mẹ đó là khi bé lớn lên thì vòi nhĩ (ống eustachian) sẽ ngày càng dài hơn, hẹp lại và nghiêng hơn. Chính điều này sẽ gây cản trở cho vi khuẩn và dịch nhầy “hành quân” vào tai giữa của bé. Viêm tai giữa ở trẻ em hoàn toàn có thể điều trị bằng các biện pháp đơn giản ở nhà mà không sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh. Điều quan trọng chính là nhận diện chính xác các triệu chứng, mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *