Trang chủ / Dược Liệu / Cây Giống Dược Liệu / Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Thàu táu
Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Thàu táu,Ngăm, Thàu táu đài nhỏ, Tai nghé biệt chu, Thàu táu gốc khác, Móp, Mót, Mương, Ngom, Thâm ngâm

Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Thàu táu

Rate this post

Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Thàu táu dùng để chữa ho và cầm máu vết thương

Cây Thàu táu còn có tên gọi khác là Ngăm, Thàu táu đài nhỏ, Tai nghé biệt chu, Thàu táu gốc khác, Móp, Mót, Mương, Ngom, Thâm ngâm

Giới thiệu, mô tả về cây Thàu táu

Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Thàu táu,Ngăm, Thàu táu đài nhỏ, Tai nghé biệt chu, Thàu táu gốc khác, Móp, Mót, Mương, Ngom, Thâm ngâm

Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, cao 2-11m; các cành non có lông sớm rụng, màu xám nhạt.

Lá có phiến bầu dục, hình trứng ngược hay có khi hình mũi mác, dài 6-15cm, rộng 2-6,5cm, đầu tù, gốc nhọn, mép có răng thưa ở 1/2 trên; gân phụ 5-7 cặp, cuống dài 0,5-1cm, ít lông.

Cây có hoa khác gốc. Bông đực dài 1,5-2cm; nhị 3. Hoa cái thành bông ngắn hay xim co ở nách; bầu có lông, vòi nhụy 2. Quả nang xoan, cao tới 13mm, rộng 8mm, màu nâu; hạt 1-2, dài 8-9mm.

Ra hoa tháng 4-7

Loài của Á châu nhiệt đới, thường mọc trong các rừng thưa, trên đồi, trảng cây bụi ở Hà Giang, Vĩnh Phú, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ninh

Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Thàu táu

Quả ăn được.

Ở Campuchia, vỏ Thàu Táu dùng làm thuốc chữa sâu răng. Rễ cây, phối hợp với các vị thuốc khác dùng trị các bệnh xẩy ra sau khi sinh.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) lá tươi dùng trị sang ung thũng độc.

Dân gian cũng dùng các bộ phận của cây chữa ho lao và cầm máu vết thương.

Xem thêm các loại dược liệu quý khác TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *