Trang chủ / Dược Liệu / Cây Giống Dược Liệu / Công Dụng và Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Mù Mắt Chữa Ho Hen

Công Dụng và Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Mù Mắt Chữa Ho Hen

Rate this post

Công Dụng và Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Mù Mắt. Hiện nay cây này rất ít được sử dụng ở nước ta. Nhưng ta có thể nghiên cứu để chiết chất isotomin có tác dụng gần như lobelin, một loại thuốc dùng trong bệnh hen, trong những trường hợp khó thở. Cồn thuốc 1:10 (trong cồn 70o) có thể dùng với liều 1-3g trong 24 giờ. Thuốc mạnh, dùng phải hết sức cẩn thận.

Tên tiếng Việt: Cây mù mắt

Tên khoa học: Hippobroma longifolia (L.) G. Don

Công dụng: Chữa ho hen.

1. Mô tả cây mù mắt

Cây thảo, cao độ 0,50m, phân nhiều cành, thân có lông. Toàn cây có nhựa mủ độc, dây vào mắt có thể làm mù mắt.
Lá hình mác nhọn, mép có răng cưa, hoa mọc ở kẽ lá, lưỡng tính, không đều, 5 lá đài, 5 cánh hoa liền nhau thành một ống dài tới 10cm, màu trắng, 5 nhị dính liền nhau bởi bao phấn thành một ống bao quanh vòi nhụy, còn chỉ nhị vẫn rời nhau, 2 lá noãn, bầu hạ. Một vòi dài tận cùng tới đầu nhụy hai thuỳ. Quả nang, hai ô đựng nhiều hạt nhỏ.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây vốn nguồn gốc ở Pêru (Nam Mỹ) nhưng hiện nay mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước: Malaixia, Ấn Độ, tại nhiều vườn và bờ ruộng ở miền Bắc nước ta.
Thường ít được thu hái, do tính chất gây kích ứng của nhựa mủ. Muốn dùng cây này, người ta thu hái toàn bộ phận trên mặt đất vào lúc cây kết quả và gần chín. Thu hái về thái nhỏ, phơi hay sấy khô.
Cây có độc, phải đặc biệt chú ý tránh nhầm lẫn.

3. Thành phần hóa học

Toàn cây chứa chất nhựa hắc, độ, nếm vào có cảm giác nóng bỏng, vào mắt gây kích ứng và có thể mù mắt.
Từ cây này người ta có thể chiết được một ancaloit gọi là isotomin có tác dụng gần như chất lobelin.
Chất isotomin tác dụng trên hệ thần kinh và gây tim ngừng đập ở dạng tâm thu.
Năm 1945, Sanchez G. c. đã nghiên cứu tác dụng dược lý của cây này (1945, Parmacologia de la Isotoma Longiflorum, Rev. Med. Experim. (Lima) 4 (4) tr. 284-318:
Tiêm thuốc vào mạch máu làm tăng biên độ và tần số nhịp hô hấp, kèm theo một thời gian ngắn xỉu xuống liền theo một giai đoạn kích thích dài. Tác dụng kích thích hô hấp này kèm theo tăng huyết áp và lá lách bi co bóp. Với liều cao, hiện tượng tăng huyết áp kèm theo một giai đoạn hạ huyết áp. Tóm lại tác dụng của vị thuốc rất giống tác dụng của chất lobelin.

4. Công dụng và liều dùng cây mù mắt chữa bệnh

Hiện nay cây này rất ít được sử dụng ở nước ta.
Nhưng ta có thể nghiên cứu để chiết chất isotomin có tác dụng gần như lobelin, một loại thuốc dùng trong bệnh hen, trong những trường hợp khó thở. Cồn thuốc 1:10 (trong cồn 70o) có thể dùng với liều 1-3g trong 24 giờ. Thuốc mạnh, dùng phải hết sức cẩn thận.

Cây Mù Mắt Hệ thực vật nước ta có một loài cò dại thường gặp ở các vườn cây, ven đường, hoặc được trồng làm cảnh vì có hoa đẹp màu trắng, với ống hoa dài, trên xòe ra 5 thùy hẹp như ngôi sao 5 cánh, đó là cây Mù Mắt, còn gọi là Hoa dài, Lỗ danh ( miền nam); tên khoa học Hippobroma longiflora ( L) G. Don., họ Lô ben ( Lobeliaceae).

Đây là cây thảo, cao khoảng 40-50 cm, thân có lông mịn. Lá mọc so le, hình mũi mác nhọn, dài 10-17 cm, mép lá có răng cưa to, phiến lá mềm có lông. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở nách lá, 5 cánh hoa máu trắng , phấn dưới dính liền nhau thành một ống dài 10-11cm, phần trên có 5 thùy xòe ra dài khoảng 2cm, 5 nhị dính liền nhau bởi bao phấn thành một ống bao quanh vòi. Quả nang hình trứng, dài 1,5-2cm,hai ô,chứa nhiều hạt nhỏ. Ra hoa tháng 3.Toàn cây có nhựa mủ trắng, vò ra có mùi hắc.

Cây Mù Mắt có nguồn gốc ở Pe6ru ( Nam Mỹ), được nhập trồng ở các nước Ấn Độ, Malaysia,Indonesia, nhiều nước ở Đông Nam Á và Việt Nam.

Toàn cây có nhựa mủ độc màu trắng , nếm có vị đắng và cảm giác nóng,nếu để dính vào mắt sẽ gây kích ứng và có thể làm mù mắt, vì vậy mới có tên là cây Mù mắt.Trong nhựa mủ của cây có một ancaloid độc la 2isotomin, một chất vô định hình thành có thể làm liệt cơ, tác dụng trên hệ thần kinh và làm tim ngừng đập ở thì tâm thu. Khi ăn phải cây này ( do nhầm với lá mùi tàu- ngò gai, dùng làm gia vị ) sẽ bị ngộ độc như nôn mửa, co giật. Ở một số nước, nó cũng được dùng như một thành phần trong nước uống gây ảo giác. Dầu hạt chứa acid oleic.

Khi bị ngộ độc,nạn nhân phải được gây nôn, rửa dạ dày, cho uống nước chè đặc, tiêm dung dịch glucoz và thuốc trợ tim.

Tuy vậy, y học dân gian ở một số nước có dùng cây Mù mắt làm thuốc,như dùng lá chữa đau răng, đau miệng ( Indonesia), nước sắc lá để rửa vết thương hoặc giã lá tươi để đắp các vết thương ( Dôminica), trị bệnh hoa liễu, hen suyễn, viêm khí quản, động kinh.

Trẻ em không nên hái hoa cây Mù mắt để chơi. Công nhân ở các vườn hoa khi dọn cỏ này nên mang bao tay vì chất độc trong nhựa mủ có thể thấm qua da; đặc biệt tránh nhựa mủ cây này bắn vào mắt gây kích ứng mắt hoặc có thể gây mù.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *