Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Bấc đèn dùng để Chữa cảm sốt, lợi tiểu, ho hen. cỏ bấc đèn có tác dụng lợi thủy, lợi tiểu thông lâm (chữa tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu tiện khó khăn, hay gặp ở các bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu); thanh tâm giáng hỏa; trị vàng da do thấp nhiệt; mất ngủ muộn phiền; trẻ nhỏ khóc dạ đề; hầu tý (bế tắc không thông, hầu tý là nói chung về những thứ bệnh ở họng, do khí huyết ứ trễ trở tắc, như họng sưng đau, họng vướng mắc, họng khó nuốt); nhiệt loét miệng lưỡi…. Ngoài ra Bấc Đèn Còn có tên là đăng tâm thảo
Giới thiệu về cây Bấc Đèn
Cây bấc là một loại cỏ sống lâu năm, thân tròn cứng, mọc thành cụm dày cao độ 35-100cm, đường kính của thân chừng 1-2mm, mặt ngoài thân có màu xanh nhạt, có vạch dọc. Ruột (lõi) cây bấc đèn cấu tạo bởi những tế bào hình ngôi sao để hở ra nhi lỗ khuyết lớn. Lá bị giảm rát nhiều, chỉ còn lại bẹ ở gốc thân. Hoa đều, lưỡng tính, mọc thành vòng. Bao hoa khô xác.
Mọc hoang và được trồng ở những nơi ẩm ướt ở nước ta (Nam Định, Hà Nam…)
Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tâm thảo hay đăng tâm hoặc bấc đèn để làm bấc đèn dầu ta hay để làm thuốc.
Công dụng và liều dùng tác dụng chữa bệnh của cây Bấc đèn
Tính chất theo tài liệu cổ: vị ngọt, tính hàn, vào 3 kinh tâm, phế và tiểu trường. Có tác dụng giáng tâm hoả, thanh phế nhiệt, lợi tiểu trường. dùng chữa tiểu tiện khó khăn, tâm phiền mất ngủ, dùng ngoài đồ mụn nhọt
Mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc thông tiểu tiện, chữa sốt, an thần, mất ngủ, chữa ho, viêm cổ họng.
Ngày dùng 1-2g dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột. tán đăng tâm rất khó. Trước khi tán cần đồ đăng tâm bằng nước cơm, sau đó phơi khô mà tán. Tán xong ngâm nước, vớt lấy đăng tâm nổi trên mà dùng.
Đơn thuốc có đăng tâm thảo cây bấc đèn
Đăng tâm thảo 2g, sắc với nước, uống thay nước chè trong ngày làm thuốc lợi tiểu, chữa phù và mất ngủ.
Cầm máu các vết thương:
Nhai cỏ bấc đèn đắp vào vết thương.
Trị viêm họng cấp tính:
Cỏ bấc đèn, mạch môn hãm như trà uống.
Hầu tý:
Một nắm cỏ bấc đèn, sao trên ngói tồn tính, thêm chút muối rang, ngậm.
Trị mất ngủ:
Cỏ bấc đèn đun nước ướng thay trà. Hoặc cỏ bấc đèn 30 lõi, lá tre 30 lá sắc nước uống trị mất ngủ do phiền muộn, tâm nhiệt, trẻ khóc dạ đề.
Trị mất ngủ, nhiệt miệng lưỡi:
Cỏ bấc đèn (người lớn 10g, trẻ một tuổi 1g, trẻ 2-3 tuổi có thể dùng 3g) sắc 15 phút lấy nước uống, có thể thêm đường trắng cho trẻ dễ uống. Có tác dụng trừ khát, thanh nhiệt, nhiệt miệng lưỡi, mất ngủ, phiền muộn.
Trị vàng da do thấp nhiệt:
Cỏ bấc đèn sắc nước uống, thêm rượu và nước lượng bằng nhau, sắc kỹ, uống ấm.
Trị ngũ lâm thủy thũng, đốt thành tro thổi vào họng chữa hầu tí, mài với sữa trị trẻ khóc dạ đề, bôi chữa ghẻ lở cực tốt (buộc thành bó trà sát một lúc, trùng theo đăng thảo ra ngoài, làm 10 lần có thể khỏi).
Trị phù thũng:
80g cỏ bấc đèn sắc nước uống.
Trị nhiệt lâm:
Cỏ bấc đèn tươi, mã đề, cỏ đuôi phụng mỗi loại 40g, sắc với nước vo gạo uống.
Trị viêm bàng quang, niệu đạo:
Cỏ bấc đèn tươi, cây mã đề mỗi loại 80g, ý dĩ 40g, hải kim sa 40g, sắc nước uống.
Trị viêm thận phù thũng:
Cỏ bấc đèn tươi 40-80g, cây mã đề tươi 40g, cỏ lưỡi mèo tươi (còn gọi là cây thổi lửa, thổ bồ công anh) 40g sắc nước uống.
Chữa bệnh co giật, cấp kinh phong của trẻ em:
Cỏ bấc đèn 40-80g, 3 cây mã đề thêm nước đun uống.
Chữa trẻ dạ đề:
Cỏ bấc đèn 20g, đun hai lần, chia hai lần uống.