Công dụng tác dụng chữa bệnh của cây Đào dùng làm Thuốc ho, nhuận tràng, ứ huyết, điều kinh (Rễ). Phòng đỉa, vắt cắn (Lá). Thông tiểu (hoa). Nhựa dùng chữa đái đường, đái ra dưỡng chấp. Cây Đào còn có tên gọi khác là Co tào (Thái), Mạy phăng (Tày), Kén má cai, Phiếu kiào (Dao)
Giới thiệu mô tả về cây
Cây đào là một cây nhỏ, cao 3-4m, da thân cây nhẵn. Trên thân thường có chất nhầy đùn ra gọi là nhựa đào. Lá đơn, mọc so le, có cuống ngắn, hình mác. Phiến lá dài 5-8cm, rộng 1,2- l,5cm, mép lá có răng cưa. Khi vò có mùi hạnh nhân.
Hoa xuất hiện trước lá, màu hồng nhạt, 5 cánh, 8 nhị màu vàng. Quả hạch hình cầu, đầu nhọn có một ngấn lỏm vào, chạy dọc theo quả. Vỏ ngoài có lông rất mịn. Quả chín có những đám đỏ.
Công dụng và liều dùng tác dụng chữa bệnh của cây Đào
Đào nhân:
Ngoài công dụng chữa ho như nhân hạt mơ, đào nhân còn được dùng làm thuốc điểu kinh, cầm máu sau khi đẻ. Theo các nhà nghiên cứu ở Đài Loan, đào nhân được dùng thay chất ecgotin (ergotin) làm co tử cung, tác dụng trên mạch máu của tử cung làm đông máu. Liều dùng hàng ngày 4-6g dưới dạng thuốc sắc.
Theo tài liệu cổ đào nhân có vị đắng, ngọt, tính bình, vào 2 kinh tâm và can. Có tác dụng phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường, dùng chữa huyết ứ, huyết bế, chữa ho, làm tiêu những chất ở bụng dưới, thông kinh nguyệt, sát trùng. Phàm người không ứ trệ không nên dùng.
Tác dụng chữa bệnh của lá đào:
Thường được nấu nước dùng tấm ghẻ, lởi, ngứa. Lá đào giã nát, thêm nước, cất lấy nước cất lá đào như lối chế nước cất hạt mơ sẽ được nước cất lá đào có cùng một công dụng và liều dùng như nước cất hạt mơ.
Tác dụng chữa bệnh của Đào Hoa (hoa đào)
Hoa đào không chỉ là loài hoa làm cảnh, trưng bày ngày tết mà còn dùng làm thuốc chữa bệnh và làm đẹp cho chị em phụ nữ. Hoa đào có vị đắng tính bình không độc, quy kinh tâm, can, vị.
Có công dụng hạ túc thủy, trừ đàm ẩm, tiêu tích tụ, lợi nhị tiện (đại tiện, tiểu tiện), trị phong cuồng (đàm sinh nhiệt, nhiệt cực sinh phong, mà đào hoa có công năng tả đàm ẩm, trệ huyết).
Được một số người dùng làm thuốc thông tiểu tiện và tẩy, dùng chữa thuỷ thũng và bí đại tiện. Nhưng chỉ dùng hoa đào bảo quản trong vòng 1 năm. Để lâu mất tác dụng. Liều dùng của hoa đào: Ngày 3-5g dưới dạng thuốc sắc.
Chữa nám tàn nhang trên da mặt theo “Thiên kim dực phương”:
Lấy nụ đào gần nở để tự khô trong bóng râm 250g, bạch chỉ 30g. Cho hai thứ ngâm trong 1 lít rượu trắng trong vòng một tháng. Mỗi tối trước khi đi ngủ uống một chén nhỏ (20 – 30ml) và dùng chính rượu đó xoa đều lên mặt, thực hiện hằng ngày trong vòng một tháng các vết nám, tàn nhang sẽ biến mất.
Trong nam dược thần hiệu của đại y thiền sư Tuệ Tĩnh có ghi lại một số bài thuốc quý làm đẹp da từ hoa đào. Dùng hoa đào 4 lạng ta (khoảng 150g), nhân hạt bí đao 5 lạng ta (khoảng 190g), vỏ quýt 2 lạng ta (khoảng 75g), tất cả đều phơi âm can, tán bột mịn, uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân (khoảng 7,5g) với nước ấm sau ăn. nếu muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, còn nếu muốn da đỏ hồng hào thì thêm hoa đào. Uống trong 50 ngày thì da mặt trắng, uống đến 100 ngày thì da dẻ toàn thân trắng hồng.
Phương “diện mô cao” (thánh tễ tổng lục): Vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô âm can, tán bột; mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà trống, trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2 – 3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa.
Trị trứng cá, mụn nhọt:
Hoa đào và nhân hạt bí đao với lượng bằng nhau, phơi khô (hoa đào phơi âm can), tán bột, hòa với mật bôi lên vùng da bị mụn. ngoài ra, để trị mụn nhọt vùng lưng theo “Thánh tễ tổng lục” dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên vùng lưng có mụn nhiều lần trong ngày.
Hoa đào (lấy vào mùa xuân), hoa sen (lấy vào mùa hè), hoa phù dung (lấy vào mùa thu) lượng bằng nhau phơi khô (âm can) rồi đem tán thành bột mịn. Dùng mỗi tối, lấy thuốc này hòa với mật ong lượng vừa đủ đắp lên mặt, để khoảng 60 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch. Bài thuốc trên có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, hoạt huyết hóa ứ, dưỡng da trắng mềm, trị mụn, chống lão hóa.
Bài thuốc làm đẹp nổi tiếng thất bạch kết hợp với hoa đào có tác dụng khu phong hoạt huyết, trắng và mềm, giảm nếp nhăn chống lão hóa:
Bạch chỉ, bạch liễm, bạch truật mỗi vị 30 g, bạch phụ tử, bạch linh bỏ vỏ (khử bì), bạch tế tân mỗi vị 9g, bạch cập 15g. Các vị trên làm khô, tán thành bột mịn, trộn lẫn với bột hoa đào (phơi âm can) đem hòa với lòng trắng trứng gà nặn thành hoàn to bằng đầu ngón tay út, bỏ lọ kín dùng dần.
Dùng mỗi tối sau khi rửa mặt, lấy nước ấm hoặc sữa tươi, nước ép bí đao hòa với bột thuốc thành dạng sệt bôi lên mặt thành một lớp mỏng, để khoảng 60 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. ngày nay, người ta đã phân tích trong hoa đào có chứa 1,1-diphenylpicryl-2-hydrazyl (DPPH), superoxide… có tác dụng chống lại các gốc tự do.
Đào căn (rễ đào)
Rễ đào vị đắng, tính bình có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, tiêm viêm. Trị chứng vàng da (hoàng đản), chảy máu cam (nục huyết), nôn ra máu (thổ huyết), kinh nguyệt không thông (bế kinh) dùng rễ đào (Đào Căn), rễ ngưu Bàng (ngưu Bàng Căn), Mã Tiên Thảo mỗi vị 6g, ngưu Tất 12g. Sắc uống ngày một thang, trước bữa ăn. Tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, sát trùng. Trị thương do bị ngã, bị đánh (trật đả), gãy xương, đau do ứ huyết. Rễ đào 12 – 20g sắc uống trong, kết hợp với rễ đào giã nát đắp bên ngoài.
Chú ý khi sử dụng Đào để sử dụng trong việc chữa bệnh
Trong lá đào có chất HCN độc, khi dùng phải hết sức cẩn thận; liều vừa dùng, dù dùng ngoài hay dùng trong cũng vậy
Đơn thuốc các bài thuốc sử dụng có đào tác dụng chữa bệnh của cây Đào:
1. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng máu:
đào nhân, hồng hoa, ngưu tất, tô mộc, mần tưới, nghệ vàng đều bằng nhau, mỗi vị 8-15g sắc uống.
2. Chữa bí đại tiện:
dùng đào nhân 40g luộc ăn vào lúc đói.
3. Chữa đại tiểu tiện không thông:
dùng lá đào một nắm to, giã vắt lấy nước cốt uống.
4. Chữa phù thũng:
dùng vỏ cây đào ngâm rượu uống.
5. Chữa đái dưỡng trấp:
dùng nhựa cây đào 12g tán nhỏ uống với nước sắc 30g dây tơ hồng.
6. Chữa đái đường:
dùng nhựa đào 20g tán nhỏ uống với nước sắc địa cốt bì và râu bắp (mỗi thứ 30g).
7. Chữa chốc lở, rôm sảy, sưng âm hộ:
Giã lá đào tươi xoa xát.
8. Chữa phù, đại tiện táo bón:
Dùng hoa đào 3-5g, sắc uống.
9. Chữa bại liệt nửa người:
lấy 2.000 nhân quả đào đã bóc vỏ cho vào một lít rưỡi rượu để ngâm 21 ngày, vớt nhân Ðào đem phơi khô sấy giòn, tán nhỏ mịn, trộn với nước cháo cho vừa dẻo làm viên to bằng hạt đậu đen, mỗi ngày uống 30 viên với một thìa rượu ngâm nước của nó.
10. Chữa đau vùng tim đột ngột:
Lấy 30g nhân hạt đào bóc vỏ giã nhừ, cho vào một chén nước đun kỹ để uống 3 lần.
11. Chữa đái ra dưỡng chấp:
Nhựa đào 10 g phối hợp với đường kính, đun cách thủy uống làm nhiều lần trong ngày.
12. Chữa bệnh tiểu đường:
Nhựa đào 20 g, tán nhỏ, uống với nước sắc địa cốt bì và râu ngô (mỗi vị 30g).
Kiêng kỵ: Không có ứ trệ, đàn bà có thai không nên dùng.
Để xem thêm các dược liệu quý khác bạn nhấn vào đây để xem tiếp nhé: TẠI ĐÂY