Trang chủ / Mẹ&Bé / Có Nên Cho Con Bú Ngay Sau Mổ Không?
Có Nên Cho Con Bú Ngay Sau Mổ Không?

Có Nên Cho Con Bú Ngay Sau Mổ Không?

Rate this post

Sau sinh, tôi nên bắt đầu cho con bú sữa mẹ khi nào? Bé mới sanh ra thì bú bao nhiều là đủ?

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho bé bú mẹ là trong vòng 1 giờ đầu tiên ngay sau sinh. Nhiều mẹ có băn khoăn “sau khi sinh mổ thì có cho con bú được không?” câu trả lời là Có. Không có gì cản trở được việc nuôi con bằng sữa mẹ, dù là mẹ mới trải qua lần sinh mổ.

Sữa non chứa nhiều kháng thể tốt nhất cho hệ miễn dịch của bé sơ sinh. Bạn có thể đang thắc mắc rằng liệu một lượng sữa non rất ít như vậy có đủ cho bé. Thực ra, lượng sữa non tuy ít nhưng lại cung cấp nhiều năng lượng, phù hợp với dung tích dạ dày còn rất nhỏ của bé sơ sinh. Đối với những trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh trẻ đã có sẵn năng lượng dự trữ, nên mẹ không cần lo lắng.

Một em bé khỏe mạnh sanh đủ tháng thường thức trong 2 giờ đầu tiên sau sanh, ngay sau sanh bé được tiếp xúc da kề da với mẹ và ngậm bắt vú mẹ để lấy được những giọt sữa non đầu tiên; sau đó bé sẽ vào giai đoạn nghỉ ngơi, một số trẻ sẽ ngủ một giấc dài và chỉ thức dậy 1-2 lần. Trong ngày đầu tiên, bé sẽ ngủ rất nhiều, mẹ cần đánh thức bé dậy để bú mẹ nếu bé ngủ quá 4 giờ. Từ ngày thứ hai trở đi, trẻ sẽ thức nhiều hơn vì thế mẹ cần tăng số lần cho bú từ 8 đến 12 lần một ngày.

Có Nên Cho Con Bú Ngay Sau Mổ Không?

Tôi có thể cho con bú sữa mẹ sau sinh mổ không?

Các mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú sau sinh mổ. Ngay khi mẹ hồi tỉnh hoàn toàn và bé khỏe mạnh nằm bên cạnh mẹ, mẹ có thể bắt đầu cho con bú. Đối với các mẹ sau sanh mổ, có thể sẽ khó khăn trong việc vận động để tìm thấy tư thế thoải mái và ít tác động vết mổ nhất. Lúc này, nhân viên y tế hoặc người thân có thể giúp các mẹ thực hiện các động tác vận động tại giường để việc cho bé bú mẹ được dễ dàng.

Có nhiều tư thế cho con bú sữa mẹ thoải mái, các mẹ có thể áp dụng:

Tư thế nằm: mẹ và bé nằm nghiêng trên giường đối diện nhau. Dùng gối để nâng đỡ phần đầu, cổ và lưng để người mẹ cảm thấy thoải mái, ngoài ra có thể dùng gối hoặc khăn mềm chêm giữa hai đầu gối, hoặc kê chân cao tạo tư thế thư giãn nhất cho người mẹ. Mẹ có thể dùng tay mình hoặc một chiếc gối nhỏ để nâng đỡ lưng bé giúp bé được áp sát vào người mẹ.

Tư thế ngồi hoặc tư thế nằm nửa ngồi: mẹ có thể ngồi trên giường, đặt một chiếc gối lên đùi, sau đó đặt bé lên gối giúp tránh được việc bé cử động chạm đến vết mổ. Cùng với sự trợ giúp của người thân mẹ hoàn toàn có thế cho bé bú sữa mẹ thành công.

Một số mẹ cho biết rằng sau sanh mổ họ dường như có rất ít sữa, sữa mẹ chậm về hơn so với các mẹ sanh thường hay so với lần sanh thường trước. Điều này có thể lý giải được vì các mẹ sau sanh mổ phải chịu nhiều áp lực như: mệt mỏi, đau vết mổ, băn khoăn lo lắng về tình trạng sức khỏe, hơn nữa một số mẹ lại có cảm giác “có lỗi” với con vì sanh mổ hạn chế việc cho con bú mẹ sớm ngay trong 1 giờ đầu sau sanh. Những áp lực này cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tạo và tiết sữa ở người mẹ. Để cải thiện những vấn đề này mẹ có thể áp dụng:

Ôm con và âu yếm con ngay khi hai mẹ con được gặp nhau sau sanh.
Cho con bú mẹ thường xuyên, mỗi 3 tiếng, cả ngày lẫn đêm. Mẹ có thể thường xuyên áp dụng tư thế bú nằm trong ngày đầu tiên, tư thế này sẽ giúp bé được bú mẹ thường xuyên và mẹ đồng thời cũng được nghỉ ngơi nhiều.
Trường hợp không có bé bên cạnh, người mẹ vẫn có thể bắt đầu việc nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách tập vắt sữa bằng tay ngay trong vòng 12 giờ đầu sau sanh. Trong 2 ngày đầu tiên, việc vắt sữa bằng tay mang lại hiệu quả cao hơn vắt sữa bằng máy. Kiên trì vắt sữa mỗi vài giờ sẽ giúp sữa mẹ mau về nhiều, giúp mẹ tránh được tình trạng căng tức vú đồng thời mẹ cung cấp được lượng sữa non cần thiết cho con.
Khi việc đau vết mổ gây ảnh hưởng nhiều đến việc cho con bú, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc giảm đau.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ ngay trong 1 giờ đầu sau sanh sẽ thuận lợi nhất đối với người mẹ sanh thường, trong trường hợp có chỉ định phải mổ lấy thai, người mẹ vẫn có cơ hội cho con bú mẹ ngay khi con chào đời bằng phương pháp da kề da (áp dụng cho những ca mổ gây tê, điều kiện sức khỏe mẹ và bé ổn định).

Khớp ngậm đúng là điều kiện quan trọng để khởi đầu việc nuôi con bằng sữa mẹ và cũng để tránh tình trạng bị đau núm vú. Dù ôm con theo tư thế nào thì mẹ cũng cần chú ý: để cơ thể bé sát với mẹ, ngực bé cần áp vào ngực mẹ, cằm chạm vào bầu vú và mũi bé cần phải cách khỏi vú mẹ. Với những mẹ sinh mổ, tư thế ngồi và đặt bé lên chiếc gối đỡ trên đùi mẹ là thích hợp nhất và cũng không bị đau vết mổ.

Dù bé có ra đời bằng phương pháp nào thì cũng cần cho bé bú mẹ cả vào buổi đêm để bé có thể nhận được nhiều sữa non của mẹ cũng như tạo điều kiện để bé “thực hành” bú mẹ. Cữ bú đêm còn giúp giảm tình trạng căng sữa và giúp ổn định lượng sữa.

Trường hợp không thể cho bú sớm

Tất nhiên việc da tiếp da và cho bé bú ngay sau khi chào đời là lý tưởng nhất nhưng không phải mẹ nào sau khi sinh mổ cũng có thể làm như vậy. Có những trường hợp mẹ được gây mê toàn phần và chưa đủ khả năng cho bé bú, hoặc cũng có thể do bé cần được nằm trong lồng kính trong vài ngày đầu. Để không bỏ lỡ lợi ích của việc cho con bú từ sớm, mẹ hãy vắt sữa non trong những khi chưa được gặp bé. Sữa non có thể coi là một loại “siêu sữa” và chứa lượng đạm và kháng thể đậm đặc hơn nhiều so với sữa già. Sữa non cũng giúp bé thải phân su dễ dàng hơn.

Khi về nhà
Sau khi được xuất viện, lượng sữa mẹ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của bé. Nghỉ ngơi là hết sức quan trọng đối với mẹ sau sinh, lại càng quan trọng với những mẹ sau sinh mổ. Hãy “viện cớ” cho con bú mà nằm nghỉ ngơi thật nhiều.

Nhiều mẹ sinh mổ cho biết rằng thường hồi phục lâu hơn so với những mẹ sinh thường. Hãy dành khoảng 6 tuần để cơ thể hồi phục hoàn toàn, không nên cầm, nhấc những vật nặng hơn khối lượng em bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *