Trang chủ / Sức Khỏe / Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Cứt Lợn Hiệu Quả

Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Cứt Lợn Hiệu Quả

Rate this post

Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, cây cứt lợn có vị hơi đắng, cay và tính mát đi vào 2 kinh Thủ quyết âm Tâm bào và Thủ thái âm Phế. Chính vì vậy, loại thảo dược tự nhiên này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, trục ứ và tiêu thủng thường dùng chủ trị các bệnh như mụn nhọt, ung thủng, bệnh yết hầu sưng đau,… trong đó có cả bệnh viêm xoang.

Không chỉ riêng Y học cổ truyền, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ rõ, phần trên mặt đất của cây cứt lợn có nhiều tinh dầu chứa lượng lớn hoạt chất phenol. Các hợp chất này có thể dùng làm thuốc chống phù nề, thuốc chống viêm và chống dị ứng, góp phần hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng viêm xoang.

Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Cứt Lợn Hiệu Quả

Để kiểm soát triệu chứng chảy nước mũi, đau nhức đầu hoặc chóng mặt, mệt mũi do bệnh viêm xoang gây ra, người bệnh có thể áp dụng các cách sau để điều trị.

Bài thuốc nhỏ chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn

+ Nguyên liệu:

Một vài cây hoa cứt lợn có hoa màu tím và 1 lọ nước nhỏ mắt rỗng
+ Cách làm:

Người bệnh cắt bỏ phần rễ, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 10 – 15 phút
Sau đó, rửa lại bằng nước lạnh và vớt để ráo
Tiếp đó, giã nát cây cứt lợn, vắt lấy nước cốt cho vào lọ thuốc nhỏ mắt đã được vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng bằng nước sôi và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần
+ Cách sử dụng:

Mỗi ngày nhỏ từ 3 – 4 lần nước hoa cứt lợn, mỗi lần 4 – 6 giọt. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp làm thông thoáng mũi và giảm nhanh triệu chứng khó chịu do bệnh viêm xoang gây ra.

Lưu ý: Nước thuốc từ hoa cứt lợn ban đầu khi nhỏ vào mũi có cảm giác nóng rát, khó chịu nhưng triệu chứng này sẽ giảm dần sau đó. Vì vậy, người bệnh không nên lo lắng. Tuy nhiên, nếu sau vài lần nhỏ, cảm giác nóng rát không thuyên giảm, bệnh nhân nên ngưng sử dụng.

Chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc hoa cứt lợn

Các hoạt chất chứa trong hoa cứt lợn có tác dụng giảm đau và thông xoang

Chữa viêm xoang bằng hoa cứt lợn tẩm bông nhét mũi

+ Cách làm:

Chọn một vài cây hoa cứt lợn còn tươi đem rửa sạch và để ráo nước
Sau đó giã nát và vắt lấy nước cốt cho vào lọ thủy tinh đã được vệ sinh sạch và bảo quản trong tủ lạnh
+ Cách dùng:

Dùng bông gòn tẩm nước cốt hoa cứt lợn và nhét vào lỗ mũi bị viêm đau do viêm xoang gây ra
Sau khoảng 15 – 20 phút, bệnh nhân rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang được giải phóng ra ngoài
Với cách chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc này, nếu người bệnh thực hiện thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện bệnh tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên hết sức lưu ý, sau khi rút bông khỏi mũi không nên xì mạnh. Bởi giữa tai và mũi có đường nối thông gọi là vòi nhĩ. Việc xì mũi có thể khiến dịch mủ ở mũi chạy ngược lên tai gây viêm tai giữa cấp.

Bài thuốc xông và uống chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn

Nếu triệu chứng nóng rát sau mỗi lần nhỏ hoặc nhét bông tẩm nước cốt hoa cứt lợn gây cảm thấy khó chịu, người bệnh có thể thay đổi cách chữa viêm xoang như sau:

+ Cách làm:

Sử dụng 15 – 30 gram cây cứt lợn khô đem rửa sạch
Sau đó cho vào nồi và thêm 500 ml nước đun sôi
+ Cách dùng:

Chia nước thuốc làm 2 phần, một phần dùng xông hơi và phần còn lại chia đều ra uống trong ngày. Để thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh cao, bệnh nhân nên xông hơi 2 – 3 lần/ tuần. Đặc biệt nên uống thuốc trước khi ăn khoảng 15 phút.

Bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn dịch mủ và giảm đau nhức ở xoang. Mặc dù bài thuốc khá an toàn và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng nhưng người bệnh cũng nên thận trọng. Bởi chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc chỉ là cách dân gian truyền miệng và có có tác dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Do đó, nếu viêm xoang chuyển nặng, cách điều trị bệnh hiệu quả nhất là người bệnh nên thăm khám và làm theo yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

Cây cứt lợn có tác dụng gì?

Theo Đông y, cỏ cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn. Ngoài ra, còn chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước tắm rửa.

Liều dùng uống trong 30 – 50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc 15 – 30g cây khô sắc uống.

Cây cứt lợn chữa bệnh viêm xoang. Để chữa viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai, người ta lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Có thể dùng cành lá khô 15 – 30g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của cỏ cứt lợn để điều trị viêm xoang mũi mãn tính và dị ứng có kết quả, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.

Người ta còn dùng cỏ cứt lợn phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm, trơn tóc, sạch gàu.

Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh: dùng 30 – 50g cây cỏ cứt lợn tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 – 4 ngày.

Như vậy, cỏ cứt lợn là một cây thuốc có giá trị tốt, lại dễ kiếm, không tốn kém, cách sử dụng lại đơn giản. Trong tình hình bệnh viêm xoang mũi ngày càng tăng, nhất là ở các thành phố đông dân thì việc chữa trị bằng vây thuốc nam vừa hiệu quả, vừa an toàn là điều đáng quan tâm.

Người ta còn dùng cỏ cứt lợn phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm, trơn tóc, sạch gàu.

Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh: dùng 30 – 50g cây cỏ cứt lợn tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 – 4 ngày.

Như vậy, cỏ cứt lợn là một cây thuốc có giá trị tốt, lại dễ kiếm, không tốn kém, cách sử dụng lại đơn giản. Trong tình hình bệnh viêm xoang mũi ngày càng tăng, nhất là ở các thành phố đông dân thì việc chữa trị bằng vây thuốc nam vừa hiệu quả, vừa an toàn là điều đáng quan tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *