Trang chủ / Sức Khỏe / Ảnh Hưởng Của Thủy Ngân Đến Sức Khỏe Con Người

Ảnh Hưởng Của Thủy Ngân Đến Sức Khỏe Con Người

Rate this post

Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng. Trường hợp nhiễm độc cấp tính do tai nạn vỡ bình chứa, hỏa hoạn,… hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm thận, nôn ra máu, toàn thân suy sụp, thậm chí có thể tử vong trong vòng 24-36 giờ.

Thủy ngân tồn tại dưới nhiều dạng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ khi ở nhiệt độ phòng, thường được sử dụng nhiều trong các loại nhiệt kế, huyết áp kế và một số thiết bị khoa học khác. Trong tự nhiên, thủy ngân hiện diện trong một số loài cá nước mặn và nước ngọt, đặc biệt là các loài cá lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn như cá kiếm, các vược, cá mập…

Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong.

Chứng bệnh Minamata là một dạng ngộ độc thủy ngân. Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Ảnh Hưởng Của Thủy Ngân Đến Sức Khỏe Con Người

Kim loại thủy ngân là một chất lỏng màu xám bạc, gây hại cho con người khi tiếp xúc với không khí và được hít vào phổi, có thể sinh ra từ hoạt động của các nhà máy điện đốt than đá, lò đốt rác và đám cháy rừng.

Methyl thủy ngân (MeHg) có thể ngấm vào cơ thể khi con người ăn một số loài cá nước mặn và nước ngọt, đặc biệt là loài cá lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập, cá kiếm, cá vược và cá chó.

Hợp chất thủy ngân vô cơ có thể được tìm thấy trong pin, thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc xịt muỗi và một số loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Hợp chất này có thể gây hại nếu con người hít hoặc nuốt vào cơ thể.

Dạng cuối cùng là thủy ngân phenyl (phenylmercury) thường có mặt trong các loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, bả chống thấm, mỹ phẩm dành cho mắt và dụng cụ vệ sinh cá nhân. Phenylmercury xâm nhập vào cơ thể khi hít vào ở dạng hơi, ngấm qua da hoặc qua đường tiêu hóa.

Việc tiếp xúc với thủy ngân diễn ra phổ biến nhất qua đường thức ăn khi tiêu thụ hải sản hoặc thực vật nhiễm độc thủy ngân.

Một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô bao gồm bộ não. Nó cũng truyền qua nhau thai đến thai nhi và não thai nhi. Dấu hiệu đầu tiên của việc nhiễm độc thủy ngân là hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân, gọi là chứng dị cảm (paresthesia).

Việc tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý và viêm lợi. Các triệu chứng này xảy ra khi một người tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3.

Các chuyên gia cho rằng, thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10oC.

Ở nước ta, giới hạn cho phép đối với thủy ngân trong không khí vùng làm việc được quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế.

Thủy ngân không phân hủy và tồn tại trong môi trường. Khi giải phóng vào không khí, nó tuần hoàn trong không khí, đất, và nước, tạo thành các hợp chất hóa học phức tạp và biến đổi vật lý thành các dạng khác nhau của thủy ngân.

Thủy ngân nguyên tố là dạng phổ biến nhất của thủy ngân trong không khí. Trong các hệ thống thủy sinh, thủy ngân được chuyển đổi thành dạng hữu cơ methyl thủy ngân, độc hơn dạng vô cơ và tích lũy sinh học trong cá và động vật hoang dã rồi vào chuỗi thức ăn..

Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.

Thủy ngân giải phóng từ chất thải tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người.

Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu).

Theo thông tin từ Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Cụ thể, hơi thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến.

Theo đó, người dân cần rửa mắt, mũi, súc miệng hàng ngày bằng dung dịch nước muối 0,9% từ 4 đến 6 lần hoặc nhiều hơn, trong 7-10 ngày sau vụ cháy.

ên cạnh đó, người dân cần ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Người dân không sử dụng rau, hoa quả, trái cây, gia cầm, cá lợn được nuôi trồng, sử dụng nước từ các bể hở trong bán kính 1 km từ tâm đám cháy trong 21 ngày.

Các gia đình cần sơ tán trẻ em, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của khói bụi từ 1 đến 10 ngày để hạn chế các nguy hại. Các hộ dân theo dõi sức khỏe của các thành viên, nếu thấy có biểu hiện bất thường cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh kịp thời.

Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết trong bóng đèn huỳnh quang có một số các chất hóa học có thể gây hại cho sức khỏe con người.

“Trong mỗi bóng đèn có vài mg thủy ngân, nhưng lượng thủy ngân này đều đã được quy định ở mức tương đối an toàn, ví dụ có vỡ ra thì không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi số lượng bóng đèn vỡ lớn, người ta phải tính toán xem lượng thủy ngân này có thoát được không, lượng tồn dư bao nhiêu, vượt thế nào so với chuẩn cho phép trong không khí, từ đó đưa ra khuyến cáo cho người dân”, ông Côn phân tích.

Theo ông Côn, không loại trừ khả năng có lượng thủy ngân bị thoát ra kèm theo khói bụi của vụ cháy.

“Ngoài thủy ngân, khói bụi từ vụ cháy này có thể kèm theo cả photpho, bột kẽm, và một số hóa chất khác. Các chất này cũng có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng ta cần đo đạc mới biết chính xác được khu vực cháy có bị ô nhiễm các chất này không”, vị chuyên gia cho biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *